Theo ông Noureddine Bouterfa, họ sẽ có một cuộc họp không chính thức bên lề hội thảo năng lượng tại Algeria vào thứ Tư này. Một trong các chủ đề của chương trình là giảm hoặc ngừng tăng sản lượng dầu. "Chúng tôi sẽ không ra khỏi cuộc họp tay trắng đâu", Bộ trưởng Bouterfa cho biết.
Giá dầu đã rơi từ đỉnh hơn 100 USD giữa năm 2014 xuống đáy gần 13 năm hồi tháng 1 năm nay - dưới 30 USD một thùng. Giá dầu thô WTI cuối tuần trước chốt tại 44,48 USD.
Việc này đã khiến các nước phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu gặp khó. 14 thành viên của OPEC hiện sản xuất một phần ba lượng dầu thế giới. Đến nay, họ vẫn chưa thể đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.
Giá dầu đã rơi từ đỉnh hơn 100 USD giữa năm 2014 xuống đáy gần 13 năm hồi tháng 1 năm nay - dưới 30 USD một thùng. Giá dầu thô WTI cuối tuần trước chốt tại 44,48 USD.
Việc này đã khiến các nước phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu gặp khó. 14 thành viên của OPEC hiện sản xuất một phần ba lượng dầu thế giới. Đến nay, họ vẫn chưa thể đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng để đẩy giá lên.
Các nước OPEC đều muốn kéo giá dầu lên. Ảnh: Reuters
Tình hình thị trường dầu thế giới hiện "kịch tính hơn" cả khi OPEC lần cuối nhóm họp cách đây 3 tháng. Tuy nhiên, Saudi Arabia - thành viên lớn nhất OPEC và từ lâu vẫn từ chối hạn chế sản lượng - nay đã có thể sẵn sàng cắt giảm. Nước này đã bơm ra thị trường kỷ lục 10,69 triệu thùng một ngày trong tháng 8, cao hơn nhiều 10,2 triệu thùng hồi tháng 1.
Dù cuộc họp tới chỉ là không chính thức, ông Bouterfa không loại trừ khả năng nó trở thành một sự kiện chính thức. "Một là chúng tôi đạt thỏa thuận, hai là sẽ đồng ý với các điều khoản cho một thỏa thuận. Cả hai điều này đều tốt cả. Các nước đều muốn bình ổn giá cả, chỉ là chúng tôi phải tìm một hình thức thỏa mãn tất cả các bên. Cách tốt nhất là ngừng tăng sản xuất", ông cho biết.
Các nước OPEC đang lỗ 300 - 500 triệu USD một ngày, ông Bouterfa tiết lộ. "Không quốc gia dầu mỏ nào có thể chịu được nếu giá vẫn dưới 50 USD", ông kết luận.
Tác giả bài viết: Hà Thu (theo BBC/Bloomberg)