Trong danh sách 15 người giàu nhất Việt Nam 2016, số doanh nhân ngành bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản chiếm lượng áp đảo, với 7/15 người.
Tỷ phú bất động sản chiếm ưu thế
2 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, và cũng được coi là 2 tỷ phú USD hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC) đều xuất phát từ bất động sản. Tổng giá trị tài sản của hai ông này lên đến trên 60.000 tỷ đồng.
Một số tỷ phú bất động sản nổi bật trong danh sách 15 người giàu nhất trên sàn chứng khoán còn có: bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng (Vingroup), bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trinh Văn Quyết), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt).
Điều này cho thấy, bất động sản là ngành vẫn rất hấp dẫn ở Việt Nam, là lĩnh vực có nhiều người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Nam giới chiếm tỷ lệ lớn
Nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh sách 15 người giàu nhất Việt Nam 2016. Đây cũng là các ông chủ lớn tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Đó là những tên tuổi đã rất nổi tiếng như Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Trần Đình Long (Hòa Phát), Nguyễn Đức Tài, Trần Lê Quân (Thế giới Di động), ông Đỗ Hữu Hạ (Hoàng Huy), ông Lê Phước Vũ (Tôn Hoa Sen), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt)...
Các gia đình tỷ phú
Trong 15 người của danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán có tới 3 cặp vợ chồng và gia đình có liên quan.
Đó là vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng - bà Phạm Thu Hương cùng em gái của bà Hương là Phạm Thúy Hằng (Vingroup), với tổng tài sản của gia đình này lên đến khoảng trên 40.000 tỷ đồng.
Cặp vợ chồng thứ hai là ông Trịnh Văn Quyết – bà Lê Thị Ngọc Diệp (FLC) với tổng tài khoảng 30.000 tỷ đồng.
Cặp vợ chồng thứ ba là ông Trần Đình Long - bà Vũ Thị Hiền (Hòa Phát). Tổng tài sản của cặp vợ chồng này vào khoảng 10.000 tỷ đồng.
Những người vợ 'kín tiếng'
Những người vợ “kín tiếng” trong danh sách người giàu nhất Việt nam đã trở thành thương hiệu từ nhiều năm qua. Năm nay, Top 15 chứng kiến thêm sự gia nhập của vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp.
Bà Diệp vừa “gia nhập” câu lạc bộ “những bà vợ kín tiếng” trong top người giàu nhất. Trước đó, vợ ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương cùng em gái là bà Phạm Thúy Hằng luôn kín tiếng trước công chúng. Gần như có rất ít thông tin về hai người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán này.
Vợ ông Trần Đình Long cũng vậy. Mọi thông tin về bà Hiền, kể cả năm sinh, quê quán cũng gần như không được công bố, chỉ biết bà là cổ đông lớn của Hòa Phát.
Vắng bóng tỷ phú công nghệ
Đã rất lâu, người ta không thấy một tỷ phú công nghệ nào xuất hiện trong top người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong danh sách 15 người giàu này có chỉ hai ông là Nguyễn Đức Tài và Trần Lê Quân của Thế giới Di động có phần nào đó liên quan đến công nghệ. Ngành nghề của Thế giới Di động là thiết bị và công nghệ phần cứng. Thực tế cho thấy doanh nghiệp này liên quan đến lĩnh vực dịch vụ bán lẻ nhiều hơn là một doanh nghiệp công nghệ thuần túy.
Và công chúng vẫn rất mong một ngày nào đó, các tỷ phú công nghệ sẽ xuất hiện trong top người giàu nhất Việt Nam, như cách mà các tỷ phú công nghệ trên thế giới đang vươn lên mạnh mẽ.
Ít tỷ phú thực phẩm và hàng tiêu dùng
Tuy chỉ có 2 vị trí trong top người giàu nhất, nhưng hai bà chủ ngành hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng cũng là hai người phụ nữ gây được sự chú ý lớn.
Đầu tiên là bà Trương Thị Lệ Khanh (Thủy sản Vĩnh Hoàn), với tài sản khoảng 2.500 tỷ đồng.
Thứ hai là bà Nguyễn Hoàng Yến mà tên tuổi gắn với Masan, Vinacafe Biên Hòa và nước khoáng Vĩnh Hảo. Tổng tài sản của bà là khoảng gần 2.000 tỷ đồng.
Năm 2016 chúng kiến nhiều doanh nghiệp các ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán. Thị trường đang chờ đón năm 2017 sẽ xuất hiện thêm nhiều tỷ phú ngành này hơn nữa.
Tỷ phú bất động sản chiếm ưu thế
2 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, và cũng được coi là 2 tỷ phú USD hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC) đều xuất phát từ bất động sản. Tổng giá trị tài sản của hai ông này lên đến trên 60.000 tỷ đồng.
Một số tỷ phú bất động sản nổi bật trong danh sách 15 người giàu nhất trên sàn chứng khoán còn có: bà Phạm Thu Hương, bà Phạm Thúy Hằng (Vingroup), bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trinh Văn Quyết), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt).
Điều này cho thấy, bất động sản là ngành vẫn rất hấp dẫn ở Việt Nam, là lĩnh vực có nhiều người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Nam giới chiếm tỷ lệ lớn
Nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh sách 15 người giàu nhất Việt Nam 2016. Đây cũng là các ông chủ lớn tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Đó là những tên tuổi đã rất nổi tiếng như Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Trần Đình Long (Hòa Phát), Nguyễn Đức Tài, Trần Lê Quân (Thế giới Di động), ông Đỗ Hữu Hạ (Hoàng Huy), ông Lê Phước Vũ (Tôn Hoa Sen), ông Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đạt (Phát Đạt)...
Nam giới áp đảo số lượng trong Top 15 người giàu nhất - Đồ họa: Hiếu Công.
Tổng tài sản của các đấng mày râu trong Top 15 người giàu nhất cũng rất cao, với trên 80.000 tỷ đồng, chiếm tới trên 80% tổng tài sản của danh sách này.Các gia đình tỷ phú
Trong 15 người của danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán có tới 3 cặp vợ chồng và gia đình có liên quan.
Đó là vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng - bà Phạm Thu Hương cùng em gái của bà Hương là Phạm Thúy Hằng (Vingroup), với tổng tài sản của gia đình này lên đến khoảng trên 40.000 tỷ đồng.
Cặp vợ chồng thứ hai là ông Trịnh Văn Quyết – bà Lê Thị Ngọc Diệp (FLC) với tổng tài khoảng 30.000 tỷ đồng.
Cặp vợ chồng thứ ba là ông Trần Đình Long - bà Vũ Thị Hiền (Hòa Phát). Tổng tài sản của cặp vợ chồng này vào khoảng 10.000 tỷ đồng.
Những người vợ 'kín tiếng'
Những người vợ “kín tiếng” trong danh sách người giàu nhất Việt nam đã trở thành thương hiệu từ nhiều năm qua. Năm nay, Top 15 chứng kiến thêm sự gia nhập của vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp.
Bà Diệp vừa “gia nhập” câu lạc bộ “những bà vợ kín tiếng” trong top người giàu nhất. Trước đó, vợ ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương cùng em gái là bà Phạm Thúy Hằng luôn kín tiếng trước công chúng. Gần như có rất ít thông tin về hai người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán này.
Vợ ông Trần Đình Long cũng vậy. Mọi thông tin về bà Hiền, kể cả năm sinh, quê quán cũng gần như không được công bố, chỉ biết bà là cổ đông lớn của Hòa Phát.
Điểm chung của các bà vợ trong top người giàu là rất kín tiếng - Đồ họa: Châu Châu.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp cũng chung sự “bí ẩn” như những bà vợ khác trong danh sách này. Vắng bóng tỷ phú công nghệ
Đã rất lâu, người ta không thấy một tỷ phú công nghệ nào xuất hiện trong top người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong danh sách 15 người giàu này có chỉ hai ông là Nguyễn Đức Tài và Trần Lê Quân của Thế giới Di động có phần nào đó liên quan đến công nghệ. Ngành nghề của Thế giới Di động là thiết bị và công nghệ phần cứng. Thực tế cho thấy doanh nghiệp này liên quan đến lĩnh vực dịch vụ bán lẻ nhiều hơn là một doanh nghiệp công nghệ thuần túy.
Và công chúng vẫn rất mong một ngày nào đó, các tỷ phú công nghệ sẽ xuất hiện trong top người giàu nhất Việt Nam, như cách mà các tỷ phú công nghệ trên thế giới đang vươn lên mạnh mẽ.
Ít tỷ phú thực phẩm và hàng tiêu dùng
Tuy chỉ có 2 vị trí trong top người giàu nhất, nhưng hai bà chủ ngành hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng cũng là hai người phụ nữ gây được sự chú ý lớn.
Đầu tiên là bà Trương Thị Lệ Khanh (Thủy sản Vĩnh Hoàn), với tài sản khoảng 2.500 tỷ đồng.
Thứ hai là bà Nguyễn Hoàng Yến mà tên tuổi gắn với Masan, Vinacafe Biên Hòa và nước khoáng Vĩnh Hảo. Tổng tài sản của bà là khoảng gần 2.000 tỷ đồng.
Năm 2016 chúng kiến nhiều doanh nghiệp các ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán. Thị trường đang chờ đón năm 2017 sẽ xuất hiện thêm nhiều tỷ phú ngành này hơn nữa.
Tác giả bài viết: Hiếu Công
Nguồn tin: