Kinh tế

Những tấm gương làm giàu 'bắt đất cằn nở hoa' thu tiền tỷ

Bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết với nghề nông, những người nông dân bình dị mà tài năng “bắt đất cằn nở hoa” làm giàu thu tiền tỷ.

9x làm giàu từ rừng hoang

Trong cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, tách biệt, cô lập với khu dân cư; nơi người dân Lục Ngạn gọi là “chốn rừng hoang”.. lại có một “kẻ khùng điên” 9x cần mẫn với từng tấc đất, chọn nơi đây để lập nghiệp làm giàu.

Trang trại của Nguyễn Văn Hảo (24 tuổi), hội viên Hội LHTN VN xã Tam Dị (H.Lục Nam, Bắc Giang) gây ấn tượng bởi đồi cây cam vinh sai trĩu quả, được quy hoạch theo hàng lối gọn gàng. Bên cạnh đồi cam một lối đi là khu chuồng nuôi lợn rộng lớn.. Trước kia, khi Hào có ý định khởi nghiệp rất nhiều người dị nghị, cấm cản: “Khi mình vào đây mở trang trại, nhiều người xung quanh gọi mình là , con đường xuất ngoại rộng mở không đi, nhà cao cửa rộng không màng....Nhưng mình mê cây từ nhỏ nên không mặn mà đi Nhật Bản dù biết gia đình đã tốn kém số tiền không nhỏ làm thủ tục chuẩn bị. Bây giờ nhìn lại, mình thấy ở lại quê nhà là đúng khi hằng ngày được làm công việc yêu thích”, Hảo chia sẻ với PV báo Thanh niên.

Anh Hảo bên trang trại làm giàu cây cam vinh sai trĩu quả . Ảnh Thanh niên

Theo Thanh niên, lúc mới bắt tay nuôi trồng, Hảo từng trả giá đắt khi nhìn đồi cây đầu tư hàng trăm triệu đồng khô héo vì thiếu nước.

Sau rút kinh nghiệm, Hảo nghiên cứu và tính toán triển khai phương án táo bạo, dẫn nước chảy ngược lên đồi núi để tưới cho vườn cây ăn quả. Qua nhiều lần tham quan học hỏi các trang trại ở miền núi, Hảo tự mày mò thiết kế và thi công hệ thống đường ống cỡ lớn chôn dọc khắp triền đồi, xen kẽ giữa các lô đất trồng cây ăn quả, đồng thời đào ao trên đồi, vừa thả cá vừa trữ nước. Mùa khô, Hảo cho đặt các hệ thống trạm bơm di động công suất đủ lớn để đẩy nước từ dưới thung lũng chảy ngược lên núi, tiếp vào ao trữ nước và hệ thống đường ống ngầm. Bằng cách làm này, trạm bơm di động chỉ cần vận hành một lần nhưng đủ nước cho 2 - 3 lần tưới cây. Cây ăn quả trên các đồi cao không còn sợ khô khát.

Trong gần 6 năm, Nguyễn Văn Hảo là tỷ phú trẻ nhất xã Tam Dị khi có trang trại rộng gần 10 ha, doanh thu làm giàu đạt gần 2 tỉ đồng/năm và trực tiếp giúp đỡ 18 lao động có việc làm ổn định. Mỗi năm Hảo cho xuất chuồng ít nhất 3 lứa lợn, mỗi lứa làm giàu từ 400 - 500 triệu đồng. Còn lại các ao cá, cây ăn quả cũng cho doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi năm. Trong tương lai, Hảo đầu tư đưa vườn cây ăn quả trở thành thế mạnh.

Nông dân Điện Biên biến đất nghèo thu tiền tỷ

Những năm gần đây, các điển hình nông dân làm giàu trên quê hương Điện Biên xuất hiện ngày càng nhiều. Những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân đã góp phần làm giàu cho quê hương.

Theo Huyendienbien.dic.gov, Gia đình anh Lường Văn Pâng - đội 6, xã Thanh Yên có đất đai nhiều, nhưng do thiếu vốn và không có kế hoạch làm ăn nên chỉ biết cấy lúa 2 vụ, trồng cây hoa màu đủ ăn qua ngày. Qua những lần được Hội Nông dân xã, huyện tổ chức đi học tập các mô hình làm kinh tế tiêu biểu, tạo điều kiện cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Gia đình anh đã thay đổi tư duy làm kinh tế, chuyển toàn bộ diện tích đất vườn sang đào ao nuôi trồng thủy sản và làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy cầm. Anh cho biết, kể từ khi thay đổi cách làm kinh tế đến nay đời sống gia đình anh đã khá lên nhiều, hàng năm tổng doanh thu làm giàu đạt gần 300 triệu đồng, sau khi trừ mọi khoản chi phí lãi từ 80 - 100 triệu đồng/năm.

Trường hợp khác, anh Phạm Văn Dũng, chủ trang trại trồng trọt và chăn nuôi ở đội 7 xã Thanh Yên được mọi người phong cho biệt danh là “vua” thỏ.

Nuôi thỏ làm giàu thu tiền tỷ. Ảnh minh họa

Năm 2013, anh Dũng đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng trang trại này. Trên diện tích đất hơn 3 ha phần lớn diện tích được gia đình anh trồng gấc và cây đinh lăng để cung cấp cho công ty dược phẩm Hapaco (Hà Nội); phần còn lại gần 1 ha, gia đình anh làm chồng trại chăn nuôi thỏ, đà điểu, gia cầm và xây bể nuôi cá trê lai theo tiêu chuẩn an toàn sinh học. Riêng khu chăn nuôi thỏ có diện tích 2.000m2 gồm nhiều dãy chuồng với trên 600 đôi thỏ bố mẹ, trung bình, mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 con giống và trên 1,5 tấn thịt thỏ thương phẩm, doanh thu làm giàu đạt từ 2,5 - 3 tỷ đồng/năm. Để có sản phẩm chất lượng tốt, anh Dũng luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi khép kín, từ khâu chọn giống, sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo sạch sẽ, đến thu gom chất thải để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, để tránh phát sinh dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Tác giả bài viết: Hoàng Linh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP