|
1.Tẩy tế bào chết khi da còn khô
Đừng bao giờ tẩy tế bào chết khi da vẫn còn khô. Ngoài những vật dụng cần thiết như bàn chải, bọt biển và sản phẩm tẩy tế bào chết, bạn còn cần có nước để làm mềm da.
Việc chà xát khô chỉ có tác dụng khi bạn dùng đúng dụng cụ và chỉ thực hiện ở những vùng nhất định trên cơ thể. Không thực hiện việc tẩy khô trên da mặt. Chỉ cần làm ẩm da bằng nước trước khi tẩy tế bào chết, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ da bị tổn thương, ngứa rát và phát ban.
2. Chà xát quá mạnh tay
Bạn không cần phải dùng hết sức để chà xát thật mạnh nhằm “đánh bay mọi vết bẩn” trên da. Việc chà xát quá mức sẽ làm da bị tổn thương về lâu dài. Các sản phẩm tẩy tế bào chết chỉ phát huy được công dụng khi bạn thoa chúng lên da nhẹ nhàng.
Đừng chà mạnh tay trên da mặt – nơi khá nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài và những vùng da đang bị tổn thương. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là đẩy nhẹ các ngón tay theo những chuyển động tròn trên da.
3. Tẩy da chết quá ít
Nếu bạn cảm thấy da bạn sần sùi, thô ráp và không thấm dưỡng da cũng như khi trang điểm dễ bị mốc và không mướt thì là dấu hiệu của việc bạn đang có quá nhiều lớp da chết. Tẩy da chết đều đặn còn giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da sáng mượt và mịn màng hơn rất nhiều.
4. Sử dụng tẩy da chết khi đang bị mụn
Khi bị mụn trứng cá hoặc làn da đang bị mẩn ngứa dị ứng sẽ càng làm cho tình trạng da tồi tệ hơn và gây ra thương tổn nếu tẩy da chết thời điểm này. Bởi nó càng làm đầy vi khuẩn, kích thích lỗ chân lông giãn to và những mụn mủ ngày càng lan ra nhiều hơn.
Tác giả: Bích Lân
Nguồn tin: thethaovaxahoi.vn