Từ xa xưa, lá trầu đã trở thành bí quyết giúp chị em phụ nữ giữ vệ sinh vùng nhạy cảm. Trầu (Piper Betle Linn) là cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm. Lá có hình trái tim, mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 m.
Cây trầu được tìm thấy tại những khu rừng ẩm ướt và được nhân giống rộng rãi tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc. Lá trầu chứa 0,8 - 1,8% (hoặc có thể lên tới 2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng. Thành phần bao gồm chủ yếu 2 phenol: betel-phenol (đồng phân của eugenol) và chavicol, kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Các chất này có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn.
Lá trầu không là loài thực vật quen thuộc với người Việt. |
Các nghiên cứu khoa học của giáo sư Shalini Tripathi - Học viện Rameshwaram (Ấn Độ) cho thấy lượng lớn các chất talin, đường, diatara… trong lá trầu có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn, tạp khuẩn và E.coli. Các vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra kích ứng, viêm ngứa ở vùng nhạy cảm của phụ nữ. Bên cạnh đó, lá trầu còn có thể chống lại sự phát triển, gây bệnh của nấm.
Theo nghiên cứu “Dược liệu vàng của tự nhiên: Lá trầu không” thuộc Báo cáo quốc tế về dược liệu học và hóa học thực vật năm 2013, tinh dầu lá trầu có khả năng kháng khuẩn và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn nói chung.
Thí nghiệm của Kavetial Balaji trong “Báo cáo Y học giảng dạy và thực hành quốc tế năm 2011” cũng cho thấy lá trầu cso thể ức chế hoạt động của nhiều loại tế bào vi khuẩn bao gồm E.coli, hỗ trợ cân bằng độ PH. Từ đó, các vấn đề viêm nhiễm được giảm thiểu và ngăn ngừa.
Tác giả: Phương Giang - Thanh Huyền
Nguồn tin: zing.vn