Trong vài năm tới, Nhật sẽ có các tàu sân bay thật sự đầu tiên kể từ sau Thế chiến II bằng cách cho đóng và hạ thủy các tàu sân bay JS Izumo và JS Kaga thuộc lớp Izumo để chở được tiêm kích tàng hình F-35B .
Sự kết hợp giữa các tàu sân bay lớp Izumo với tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II và siêu máy bay vận tải quân sự MV-22 Osprey có thể đưa Nhật Bản trở lại cuộc cạnh tranh hải quân ở Đông Á – nơi cán cân hải quân đang bị ảnh hưởng chủ yếu bởi Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.
Điều này cũng thay đổi căn bản bản sắc và văn hóa của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) các lực lượng vũ trang khác của Nhật.
Hai tàu sân bay trực thăng Kaga (trước) và Izumo tại cảng Yokohama, gần thủ đô Tokyo. Ảnh: Kyodo |
Tàu sân bay lớp Izumo được bắt đầu phát triển từ năm 2009 khi chính phủ Nhật cho nâng cấp các tàu khu trục lớp Hyuga.
Lớp Hyuga gồm tàu JS Hyuga và JS Ise, hai tàu chiến chở được máy bay chiến đấu đầu tiên được Nhật chế tạo kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 2006 với chiều dài 196.9 m, chở được 19.000 tấn khi đầy tải. Chúng lớn gần gấp đôi các tàu khu trục lớp Shirane mà chúng được tạo ra để thay thế.
Các tàu lớp Hyuga gây tranh luận vì kích thước và thiết kế của chúng có vẻ giống các tàu sân bay châu Âu có khả năng vận hành máy bay chiến đấu STOVL (cất cánh ngắn / hạ cánh thẳng đứng).
Tuy nhiên, do JMSDF không có quyền tiếp cận tiêm kích AV-8B Harrier hay các máy bay phản lực tương tự nên thời bấy giờ họ không mấy quan tâm đến việc phát triển Hyuga thành tàu sân bay chiến đấu. Thay vào đó, Hyuga chỉ có chức năng chống tàu ngầm và người ta chỉ sử dụng khả năng đổ bộ của chúng để hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Không lâu sau tàu lớp Hyuga, tàu sân bay lớp Izumo bắt đầu được đóng. Izumo có kích thước lớn gấp rưỡi tàu Hyuga với chiều dài 248.1 m và chở được 27.000 tấn khi đầy tải, tức tương đương tàu sân bay Juan Carlos I của Tây Ban Nha hay Cavour của Ý. Thế nhưng, Nhật vẫn chưa vội mua tiêm kích tàng hình F-35B hay các tiêm kích Harriers và vẫn khẳng định nhiệm vụ trước mắt của tàu sân bay lớp Izumo chỉ tương tự như các tàu khu trục lớp Hyuga.
Chiến đấu cơ F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng từ tàu sân bay. Ảnh: Lockheed Martin |
Quyết định cho nâng cấp khả năng phòng ngự trên biển nhanh chóng của JMSDF cũng gây khá nhiều thắc mắc và tranh luận. JMSDF đã quyết định tiêu tốn kinh phí lớn hơn để thiết kế và chế tạo hai tàu sân bay lớp Izumo thay vì tiết kiệm bằng cách cho đóng thêm hai tàu lớp Hyuga nữa.
Điều này khiến dư luận không khỏi thắc mắc vì sao JMSDF vốn đã trải qua thời kỳ chiến tranh lạnh và hậu chiến tranh lạnh mà không có tàu sân bay sàn phẳng nào, giờ lại đột nhiên cần không những 2 mà đến 4 tàu sân bay với kích thước và tính năng ngày càng được nâng cấp.
Tất nhiên, xu hướng quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng. Hai thập kỷ đầu tiên thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tàu sân bay sàn phẳng. Hải quân các nước lớn bắt đầu nhận thấy giá trị của các tàu chiến sàn phẳng - có thể thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát trên biển và làm một phương tiện đóng góp độc lập cho các hoạt động quân sự đa phương.
Các tàu chiến có khả năng đổ bộ của hải quân Mỹ đã tạo tác động lớn ở khu vực Đông Nam Á sau thảm họa sóng thần năm 2004 trước sự chứng kiến của Tokyo, Nhật Bản và Bắc Kinh. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi cả 3 thế lực Đông Bắc Á này đầu tư mạnh cho các tàu sân bay. Nhưng con đường mà Nhật Bản chọn lại có vẻ kỳ lạ và khác thường.
Nhật cũng mua máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ để trang bị cho tàu sân bay. Ảnh: US Navy |
Tác giả: N. Thương
Nguồn tin: Báo Người lao động