Trước đây, anh Hưng vốn làm nghề nông, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi gà, lợn. Sau khi đọc được một bài báo nói về cách làm giàu nhờ trồng nấm, lại được một người khác rủ góp vốn làm ăn nên anh đã mạnh dạn thí điểm trồng nấm linh chi.
Trước đó, tại thôn Xóm Giáo cũng đã có nhiều hộ trồng loại nấm này nhưng không thành công; thậm chí, nhiều gia đình còn rơi vào tình trạng bị “lỗ vốn”. Sau khi tìm hiểu cách làm từ những người xung quanh, anh Hưng cùng vợ đi học thêm các kĩ thuật trồng nấm từ Sở Nông nghiệp và internet, sách báo viết về các mô hình làm nông nghiệp sạch điển hình.
Từ kinh nghiệm tích lũy tại các khóa học, anh nhận ra được nguyên nhân vì sao mọi người trong thôn trồng nấm không thành công, từ đó, tìm hướng để khắc phục những nhược điểm và mạnh dạn cải tiến kĩ thuật và áp dụng vào mô hình của gia đình.
Ngay vụ đầu tiên, nấm đã sinh trưởng tốt và mang lại cho anh nguồn thu nhập khá hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, do xảy ra khúc mắc trong làm ăn với người hùn vốn nên anh đã tự thành lập Hợp tác xã trồng nấm của riêng mình và mạnh dạn trồng nấm linh chi ở diện tích lớn hơn. Ngoài việc áp dụng kĩ thuật học được, anh Hưng cũng liên tục thí điểm các giống nấm linh chi từ Thanh Hóa, Đồng Nai. Nhận thấy giống nấm linh chi ở vùng nào cho năng suất cao, anh Hưng sẽ áp dụng giống ở vùng đó.
“Thời gian đầu tôi cũng rất lo lắng. Bởi vì, ngoài những thứ mình học được từ kĩ thuật chăm sóc đến việc phòng bệnh thì điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển của nấm trồng. Khi được đi học kỹ thuật, tôi mới biết, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến các hộ trong làng không thành công chính là để nấm bị ũng nước. Vậy nên, thay vì trồng nấm dưới đất, tôi đã làm giàn cho nấm” - anh Hưng kể.
Hiện tại, với diện tích trên 300m2, anh Hưng đã trồng trên 25.000 bịch nấm, tỷ lệ nấm phát triển tốt đạt trên 90%. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng. Trung bình một năm anh trồng 2 vụ, mỗi vụ thu về hơn 700 triệu đồng tiền lời.
“Hiện nhu cầu nấm linh chi trên thị trường là rất lớn. Sắp tới, ngoài việc trồng nấm, tôi sẽ đầu tư thêm hệ thống máy chế biến nấm để giải quyết đầu ra cho sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nông dân trong thôn” - anh Hưng chia sẻ.
Ngay sau mô hình trồng nấm thành công, anh Hưng đã thành lập Hợp tác xã sản xuất nấm linh chi và đã được Bộ khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận “Thương hiệu nấm linh chi Đầm Hà”. Ngoài ra, nhiều cơ quan chức năng cũng chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Anh Hưng cho biết, với sản lượng nấm như hiện nay thì chỉ đủ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thời gian tới anh sẽ tiếp tục vận động bà con trong thôn, trong xã nhân rộng mô hình trồng nấm Linh Chi hướng tới xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nông phẩm.
Trước đó, tại thôn Xóm Giáo cũng đã có nhiều hộ trồng loại nấm này nhưng không thành công; thậm chí, nhiều gia đình còn rơi vào tình trạng bị “lỗ vốn”. Sau khi tìm hiểu cách làm từ những người xung quanh, anh Hưng cùng vợ đi học thêm các kĩ thuật trồng nấm từ Sở Nông nghiệp và internet, sách báo viết về các mô hình làm nông nghiệp sạch điển hình.
Từ kinh nghiệm tích lũy tại các khóa học, anh nhận ra được nguyên nhân vì sao mọi người trong thôn trồng nấm không thành công, từ đó, tìm hướng để khắc phục những nhược điểm và mạnh dạn cải tiến kĩ thuật và áp dụng vào mô hình của gia đình.
Nhờ trồng nấm linh chi, không những được thương hiệu mà anh Hưng còn giúp nhiều người trong thôn có công ăn việc làm. Ảnh: NNS
Ngay vụ đầu tiên, nấm đã sinh trưởng tốt và mang lại cho anh nguồn thu nhập khá hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, do xảy ra khúc mắc trong làm ăn với người hùn vốn nên anh đã tự thành lập Hợp tác xã trồng nấm của riêng mình và mạnh dạn trồng nấm linh chi ở diện tích lớn hơn. Ngoài việc áp dụng kĩ thuật học được, anh Hưng cũng liên tục thí điểm các giống nấm linh chi từ Thanh Hóa, Đồng Nai. Nhận thấy giống nấm linh chi ở vùng nào cho năng suất cao, anh Hưng sẽ áp dụng giống ở vùng đó.
“Thời gian đầu tôi cũng rất lo lắng. Bởi vì, ngoài những thứ mình học được từ kĩ thuật chăm sóc đến việc phòng bệnh thì điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển của nấm trồng. Khi được đi học kỹ thuật, tôi mới biết, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến các hộ trong làng không thành công chính là để nấm bị ũng nước. Vậy nên, thay vì trồng nấm dưới đất, tôi đã làm giàn cho nấm” - anh Hưng kể.
Hiện tại, với diện tích trên 300m2, anh Hưng đã trồng trên 25.000 bịch nấm, tỷ lệ nấm phát triển tốt đạt trên 90%. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng. Trung bình một năm anh trồng 2 vụ, mỗi vụ thu về hơn 700 triệu đồng tiền lời.
“Hiện nhu cầu nấm linh chi trên thị trường là rất lớn. Sắp tới, ngoài việc trồng nấm, tôi sẽ đầu tư thêm hệ thống máy chế biến nấm để giải quyết đầu ra cho sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nông dân trong thôn” - anh Hưng chia sẻ.
Ngay sau mô hình trồng nấm thành công, anh Hưng đã thành lập Hợp tác xã sản xuất nấm linh chi và đã được Bộ khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận “Thương hiệu nấm linh chi Đầm Hà”. Ngoài ra, nhiều cơ quan chức năng cũng chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Anh Hưng cho biết, với sản lượng nấm như hiện nay thì chỉ đủ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thời gian tới anh sẽ tiếp tục vận động bà con trong thôn, trong xã nhân rộng mô hình trồng nấm Linh Chi hướng tới xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa nông phẩm.
Tác giả bài viết: Hoàng Dương
Nguồn tin: Báo Việt Q
Nguồn tin: Báo Việt Q