Ngoài việc thu thuế, các Chính phủ còn phải vay tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Với nhiều nước phát triển, con số này có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD. Ví dụ, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công của Nhật Bản hiện là 10.000 tỷ USD. Còn con số này của Mỹ là gần 19.000 tỷ USD.
Dựa trên số liệu từ IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và CIA World Factbook, How much đã vẽ bản đồ nợ công của các nền kinh tế trên thế giới so với GDP và dân số. Những quốc gia màu đỏ có nợ công trên GDP từ 100% trở lên, màu cam là 60-100%, màu vàng là 30-60%, còn lại là màu xanh. Nợ công trên đầu người lớn nhất thuộc về những nước nằm ở trung tâm của bản đồ, và giảm dần ra phía rìa.
Việt Nam thuộc nhóm ngoài cùng của bản đồ, với nợ công trên GDP trong khoảng 30-60%. Tính trung bình, mỗi người Việt hiện gánh khoản nợ 1.200 USD. Trong những năm gần đây, nợ Chính phủ của Việt Nam cũng đang trong xu hướng tăng nhanh và đã tương đương hơn 53% GDP vào cuối năm 2016, theo các số liệu công bố của Chính phủ.
Trong khi đó, theo đồng hồ nợ công của Economist, nợ bình quân của Việt Nam thấp hơn, vào khoảng 1.039 USD trên một đầu người. Con số tuyệt đối của toàn nền kinh tế được công cụ này tính toán là hơn 94,8 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP.
Cùng với Việt Nam, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đều ở vùng rìa bản đồ của How much, với nợ công bình quân dao động trong khoảng 400-5.400 USD. Nhật Bản nằm chính giữa bản đồ, với nợ công trên GDP hơn 100% và nợ công trên đầu người hơn 85.600 USD. Con số này bỏ xa nhiều nước khác xếp sau, như Ireland (67.100 USD) và Singapore (56.100 USD).
Hầu hết các nước có nợ công bình quân cao là các quốc gia phát triển, như Mỹ, Bỉ, Áo, Anh, Italy, Đức. Họ có khả năng vay tiền hơn, do nhà đầu tư thường tin tưởng các nước giàu sẽ trả được đầy đủ.
Trong khi đó, những nước có nợ công thấp nhất thường là các nước nghèo. Liberia nợ ít nhất với 27,44 USD một người. Các nước khác cũng có mức nợ bình quân thấp là Cộng hòa Dân chủ Congo, với 90,7 USD và Haiti (204,3 USD). Các nước nghèo thường ít có khả năng mắc nợ quốc gia, do nhà đầu tư không sẵn sàng cho vay những nước này.
Trên lý thuyết, Chính phủ vay tiền để chi cho các hoạt động nhằm thúc đẩy nền kinh tế và các khoản tiêu chung. Khi lãi suất thế giới còn ở mức thấp, họ càng có động lực làm việc này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng khoản nợ này không bền vững, do nó gây rủi ro cho hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Việt Nam nằm ở rìa bản đồ nợ thế giới do có tỷ lệ nợ trên GDP và dân số vẫn ở mức thấp. Xem toàn bản đồ
Dựa trên số liệu từ IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và CIA World Factbook, How much đã vẽ bản đồ nợ công của các nền kinh tế trên thế giới so với GDP và dân số. Những quốc gia màu đỏ có nợ công trên GDP từ 100% trở lên, màu cam là 60-100%, màu vàng là 30-60%, còn lại là màu xanh. Nợ công trên đầu người lớn nhất thuộc về những nước nằm ở trung tâm của bản đồ, và giảm dần ra phía rìa.
Việt Nam thuộc nhóm ngoài cùng của bản đồ, với nợ công trên GDP trong khoảng 30-60%. Tính trung bình, mỗi người Việt hiện gánh khoản nợ 1.200 USD. Trong những năm gần đây, nợ Chính phủ của Việt Nam cũng đang trong xu hướng tăng nhanh và đã tương đương hơn 53% GDP vào cuối năm 2016, theo các số liệu công bố của Chính phủ.
Trong khi đó, theo đồng hồ nợ công của Economist, nợ bình quân của Việt Nam thấp hơn, vào khoảng 1.039 USD trên một đầu người. Con số tuyệt đối của toàn nền kinh tế được công cụ này tính toán là hơn 94,8 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP.
Nợ Chính phủ của Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Đồ họa: Việt Chung
Cùng với Việt Nam, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đều ở vùng rìa bản đồ của How much, với nợ công bình quân dao động trong khoảng 400-5.400 USD. Nhật Bản nằm chính giữa bản đồ, với nợ công trên GDP hơn 100% và nợ công trên đầu người hơn 85.600 USD. Con số này bỏ xa nhiều nước khác xếp sau, như Ireland (67.100 USD) và Singapore (56.100 USD).
Hầu hết các nước có nợ công bình quân cao là các quốc gia phát triển, như Mỹ, Bỉ, Áo, Anh, Italy, Đức. Họ có khả năng vay tiền hơn, do nhà đầu tư thường tin tưởng các nước giàu sẽ trả được đầy đủ.
Trong khi đó, những nước có nợ công thấp nhất thường là các nước nghèo. Liberia nợ ít nhất với 27,44 USD một người. Các nước khác cũng có mức nợ bình quân thấp là Cộng hòa Dân chủ Congo, với 90,7 USD và Haiti (204,3 USD). Các nước nghèo thường ít có khả năng mắc nợ quốc gia, do nhà đầu tư không sẵn sàng cho vay những nước này.
Trên lý thuyết, Chính phủ vay tiền để chi cho các hoạt động nhằm thúc đẩy nền kinh tế và các khoản tiêu chung. Khi lãi suất thế giới còn ở mức thấp, họ càng có động lực làm việc này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng khoản nợ này không bền vững, do nó gây rủi ro cho hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tác giả bài viết: Hà Thu
Nguồn tin: