Câu chuyện của anh bạn tôi nói ra thì có vẻ nghe vô lý nhưng anh đã bỏ vợ, bỏ con chỉ vì không được khen ngợi bao giờ. Thậm chí, trong mắt vợ anh, anh luôn là người đàn ông kém cỏi, yếu thế hơn so với bạn bè của chị. Anh cũng vô cùng yêu thương vợ, nhưng trước những áp lực cuộc sống và sự mệt mỏi trong gia đình khiến anh ngoại tình rồi tìm một bến đỗ khác. Khi cô bồ cũng bỏ anh mà đi, không chấp nhận kế hôn với anh, anh cũng vẫn bỏ vợ dù rằng vợ đã tha thứ cho anh tội ngoại tình. Vì anh sợ cảnh phải nghe những lời đay nghiến của người đàn bà ấy.
Tôi hỏi anh để động viên anh, anh cười ‘hết thuốc chữa rồi em ạ, cô ấy không hiểu anh, mệt mỏi lắm. Sống với nhau mà như hành hạ nhau thì thật sự, anh không muốn tiếp tục. Con cô ấy sẽ nuôi, anh sẽ có trách nhiệm với con anh. Thà rằng anh độc thân một mình chứ anh không muốn về ăn nhà chỉ có những tiếng đay nghiến, giằng xé tâm can. Đó không phải là nhà mà là tòa án, là nơi chỉ có hỏi và tra khảo’.
Câu chuyện của anh bạn tôi nói ra thì có vẻ nghe vô lý nhưng anh đã bỏ vợ, bỏ con chỉ vì không được khen ngợi bao giờ. (ảnh minh họa)
Nghe anh nói, vẫn ánh mắt buồn buồn ấy, tôi hiểu, đây chính là sự lựa chọn cuối cùng của anh. Có thể anh không muốn nhưng buộc phải làm như vậy. Có người đàn ông nào lại chấp nhận cảnh cô độc, bỏ vợ bỏ con khi đang yêu vợ. Chỉ là bước đường cùng, không còn sức chịu đựng nữa.
Mỗi lần nói chuyện làm ăn là vợ anh lại càu nhàu ‘anh thì làm được cái gì, rồi lại thua lỗ lại chết con này trả nợ. Thôi, chứ làm thuê đi cho nó nhẹ cái thân’. Ấy vậy mà làm thuê, chị vẫn không hài lòng khi tháng anh đưa cho chị vài triệu. Anh đưa tiền là chị lại nhăn mặt, ‘tháng này chỉ có vậy thôi à?’.
Mệt mỏi chán chường, anh nhiều lần suy nghĩ phải cố gắng thay đổi để vợ anh được tự hào về mình. Nhưng anh càng cố gắng thì chị càng tỏ ra chán nản. Anh cố thêm được đôi ba triệu, chị lại so sánh anh với người này, người kia. Anh bảo tích cóp dần để mua xe, chị cười khẩy. Tôi không biết phải làm thế nào với anh, động viên cũng không được vì anh không nghe.
Anh bảo, có hôm anh mua hoa về cho chị, chị bảo anh ‘vẽ sự, tiền không kiếm được còn bày trò, tốn kém. Mua cái gì về ăn cho xong’. Nhưng ra ngoài, thấy chồng người ta tặng quà, hàng hiệu các thứ cho về thì về nhà chị lại càu nhàu rằng, ‘chồng mình quanh đời không biết tặng cái gì bao giờ, kể có tiền thì cũng được mở mặt như người ta’.
Nghe những câu như thế, anh cảm thấy mệt mỏi chán chường. Giá như vợ cho anh một lời khuyên, một câu cám ơn hay nịnh chồng lúc anh tặng hoa vợ thì có phải chị đã vui vô cùng. Nhưng không…. Anh chưa từng có một lời nào từ vợ… Sự cố gắng của anh coi như vô nghĩa. Còn chị chỉ việc so sánh anh với người đàn ông khác, đồng nghiệp của chị…
Nghe những câu như thế, anh cảm thấy mệt mỏi chán chường. Giá như vợ cho anh một lời khuyên, một câu cám ơn hay nịnh chồng lúc anh tặng hoa vợ thì có phải chị đã vui vô cùng. (ảnh minh họa)
Anh ly dị vợ khi có cô bồ bên ngoài, vì anh không chịu được cảnh về nhà một câu nhẹ nhàng cũng không được nghe. Đến nhờ chị cái này cái kia, chị đều bảo ‘tự đi mà làm, chị còn bận kiếm tiền’. Nghe những lời đó có khác gì chi chan canh đổ mẻ vào mặt anh. Buồn… anh đâm ngoại tình và rồi anh đòi ly hôn.
Chị choáng váng nhận ra mình đã sai lầm. Nhưng sai lầm thì giải quyết được gì nhất là khi đơn ly hôn anh đã kí. Anh còn yêu vợ nhưng tình yêu này khiến anh thấy mệt mỏi. Anh đành phải ra đi… Chị khóc vì ân hận cũng đã muộn màng…
Đàn ông là thế, họ rất cần sĩ diện và lòng tự trọng. Họ không chấp nhận bị người đàn bà của mình chê bai, càng không chịu được cảnh bị sỉ nhục và so sánh. Hơn hết, họ cần một lời khen từ chính người đàn bà mà họ yêu thương. Nhưng cả đời anh sống không được nhận điều đó và đây là cái kết cho những người phụ nữ mở miệng ra là chê chồng…
Chị em nên nhớ, với chồng, luôn tế nhị, không phải vì mình nịnh chồng mà đó là một cách động viên anh ấy cố gắng vươn lên bằng chính đôi tay của mình. Một câu nói của người mình yêu quan trọng thế nào, chắc những người thật sự yêu nhau đều hiểu…
Tác giả bài viết: Phương