Bạn cần biết

Nghiên cứu mới chấn động về sữa chua

Sữa chua có tiềm năng làm cách mạng hóa cuộc chiến chống ung thư.

Theo nghiên cứu thực hiện bởi trung tâm Y tế đại học Vanderbilt - Hoa Kỳ, sữa chua có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.

Trước đó, một nhóm khoa học Ireland vừa tìm thấy vi sinh vật có ích trong sữa chua có thể làm cách mạng hóa cuộc đấu tranh với bệnh ung thư. Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.

Để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hơn 1,44 triệu người độ tuổi trung bình khoảng 56 tuổi đến từ khắp các nước Châu Á, Châu Âu, Mỹ với thời gian theo dõi trung bình 8,6 năm.

Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ chất xơ và sữa chua cao nhất có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn 33% so với nhóm người tiêu thụ ít nhất cả 2 loại thực phẩm này.

Trong đường ruột có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn cộng sinh bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Sữa chua có thể cung cấp men vi sinh, chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nó có thể giúp ức chế các vi khuẩn có hại, cải thiện môi trường trong đường ruột, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm sản sinh tác dụng ngừa ung thư.

Những người đàn ông ăn 2 hoặc nhiều hộp sữa chua mỗi tuần có nguy cơ phát triển tiền ung thư trong ruột kết thấp hơn 26%.

Các nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc và Hà Lan cũng cho thấy những người ăn nhiều sữa chua có thể làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng và cả ung thư vú ở phụ nữ.

Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.

"Vi khuẩn đi từ ruột vào máu và lớn lên bên trong các khối u trên khắp cơ thể, ở đó chúng có thể tạo ra những gì mà chúng ta muốn", nhà nghiên cứu, tiến sĩ Mark Tangney cho biết.

Dựa vào đó, các nhà khoa học có thể biến đổi gene của những vi khuẩn này, nhờ thế chúng sẽ tiết ra các tác nhân chống ung thư bên trong chính khối u. Phát hiện này một ngày nào đó có thể giúp loại bỏ kỹ thuật tiêm hóa chất xạ trị vào người, vốn gây đau đớn, đồng thời giảm ảnh hưởng có hại của nhiều liệu pháp chữa ung thư hiện nay lên các tế bào lành.

Các phương pháp hóa trị hiện nay bên cạnh việc tiêu diệt tế bào ung thư còn gây độc hại cho nhiều tế bào lành, và thường gây ra nhiều phản ứng phụ cho bệnh nhân. Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu rất hứng thú với công trình mới này.

Tuy nhiên, khi ăn sữa chua cần tuân thủ các nguyên tắc riêng để phát huy hiệu quả tối đa.

Axit trong dạ dày có thể tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa bất luận đó là vi khuẩn có lợi hay có hại. Do đó không nên ăn sữa chua khi bụng đói vì các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ dễ bị axit trong dạ dày tiêu diệt.

Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn từ ít nhất 30 phút đến 2 tiếng để các vi khuẩn có lợi có thể thoát khỏi sự tấn công của axit trong dạ dày.

Khi chọn mua sữa chua, bạn cũng nên chú ý đến dòng chữ "sữa chua lên men", đây mới thực sự là sữa chua có lợi cho sức khỏe bởi có rất nhiều loại sữa chua uống có chứa quá nhiều phụ gia.

Tác giả: Trang Dung

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

  Từ khóa: sữa chua , nghiên cứu

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP