Pháp luật

"Nghịch tử" đập phá nhà bố mẹ đẻ để đòi tiền đi tìm vợ

Thông tin từ Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết, cơ quan này vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với L.V.Y (29 tuổi, huyện Nghĩa Đàn) về tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”.

Theo điều tra của công an, do mâu thuẫn vợ chồng nên vợ của Y là chị Phạm Thị H. đã bỏ đi vào miền Nam sinh sống làm ăn. Vợ bỏ đi, Y càng sống buông thả, sa đọa vào rượu chè. Tối ngày 18/4 vừa qua, sau khi đã uống rượu say, Y chạy thẳng về nhà bố mẹ đẻ là vợ chồng ông L.V.T. (64 tuổi) và bà L.T.Ng. (60 tuổi) để gây sự, đập phá đồ đạc. Chưa dừng lại ở đó, Y còn đe dọa và đòi bố mẹ mình đưa cho y 15 triệu đồng để vào miền Nam tìm vợ đưa về nhà. Thấy Y hung hãn nên vợ chồng ông Th. từ chối và chạy sang nhà hàng xóm để trốn. Đến 1h sáng ngày 20/4, Y tiếp tục quay lại nhà bố mẹ để đe dọa, đánh đập và đòi tiền. Lần này Y tuyên bố, nếu không có số tiền trên thì y sẽ giết hết mọi người trong nhà.
bm 5cd49 crop1398668480941p
Đối tượng Y tại cơ quan công an. (Ảnh: Tri thức trẻ)

Quá sợ hãi trước những lời đe dọa của con, vợ chồng ông T. lại tiếp tục bỏ chạy sang nhà hàng xóm để lánh nạn. Lần này, Y không kiềm chế được đã cầm con dao rồi chạy khắp xóm tìm bố mẹ. Sợ con mình làm liều, ông Th. đã nói vợ mình về nhà lấy 15 triệu để đưa cho Y.

Trước đó, ngày 20/4, khi Y. đang chuẩn bị bỏ trốn vào miền Nam thì bị Đội CSĐTTP về trật tự xã hội Công an huyện Nghĩa Đàn bắt khẩn cấp. Tang vật thu giữ được là 1 chiếc điện thoại di động và số tiền 13,5 triệu đồng. Bước đầu, Y. khai nhận sau khi lấy số tiền 15 triệu từ bố mẹ, Y. đã mua một chiếc điện thoại di động và tiêu xài vào việc cá nhân. Hiện tại, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi đập phá tài sản trong nhà bố mẹ Y. để xử lý trước pháp luật.

Đối tượng có dấu hiện của tội cưỡng đoạt tài sản

Theo quan điểm của cá nhân tôi, đối tượng Y. có dấu hiệu của tội “Cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó “người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Ngoài những dấu hiệu về chủ thể phải đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội “Cưỡng đoạt tài sản” thì mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội này. Nếu người phạm tội không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà hành vi nhằm mục đích khác thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe dọa "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe dọa "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Thực tế, quá trình diễn biến tội phạm, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản" chứ không còn là “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” là nhóm tội có cấu thành hình thức. Tức là khi người phạm tội có hành vi mà điều luật mô tả thì tội phạm đã hoàn thành. Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

(Luật sư Lê Hồng Hiển- Trưởng Văn phòng luật sư Nay & Mai- Hà Nội)

Tác giả bài viết: PV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP