Chị Chu Thị Lương đang vớt số tôm còn lại trong ao.
Còn đối với gia đình ông Nguyễn Xuân Thu ở xóm Lài xã Nghi Yên, mặc dù khi nuôi tôm gia đình ông đã áp dụng đúng với kỹ thuật nuôi, với 3.500m2, nền ao được lót bạt, trên bờ đã đắp đất rất cao và quy cũ, vậy mà nước lũ dồn về quá mạnh, do đó, không những mất trắng vụ tôm này mà toàn bộ hệ thống máy nổ, giàn sục khí ô xi đều hỏng hoàn toàn. Ông Thu nói: Chúng tôi rất cẩn thận túc trực tại chỗ nhưng nước lũ về trong đêm nên trở tay không kịp.
Anh Nguyễn Xuân Thu đang sửa chữa máy nổ hị hư hỏng do mưa lũ.
Ngay sau khi nước rút, ngành nông nghiệp đã tuyên truyền cho bà con nhân dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm trên địa bàn tổ chức thu gom lượng tôm nuôi sót lại, đồng thời tiến hành các giải pháp xử lý ao hồ, diệt khuẩn.
Các hộ nuôi tôm quang vôi bột xử lý ao nuôi.
Ông Hoàng Phúc Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Yên cho biết: Trước mắt, chúng tôi tuyên truyền cho các hộ nuôi tôm mua vôi bột, thuốc Saponin về diệt tạp, diệt khuẩn xử lý ao nuôi, cải tạo ao đầm. Đối với diện tích nuôi trồng thuỷ sản, thu gom lại sản lượng còn có ở trong ao.
Chỉ đạo các xóm nhanh chóng tiêu thoát nước nội đồng không để ngập úng lâu ngày gây thiệt hại đối với sản xuất vụ đông, thống kê thiệt hại để trình cấp trên hỗ trợ theo quy định của Tỉnh để người dân có thêm kinh phí khôi phục lại diện tích ao nuôi, góp phần giúp nhân dân yên tâm ổn định sản xuất. Mặt khác, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường để người dân sớm ổn định đời sống.
Tác giả bài viết: Thu Hiền - Tuấn Anh