Tính ra, công việc phục vụ nhà hàng có hơi vất vả vào dịp cuối năm nhưng bù lại số tiền lương tôi nhận được cũng khá cao khoảng 5 triệu đồng nếu làm tới 29 Tết".
Đó là tâm sự của bạn Nguyễn Thu Hiền, sinh viên năm 3 trường Đại học Công nghiệp, nhân viên phục vụ tại một nhà hàng trên đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong khi đó, thu nhập hấp dẫn, không yêu cầu về kinh nghiệm, thời gian làm việc theo ca là điều khiến đa phần các bạn sinh viên chọn công việc làm thêm là nhân viên phục vụ nhà hàng.
Thông thường, những người làm đủ tháng sẽ có lương cứng từ 1,5 triệu đồng – 2,5 triệu đồng và có thêm các phụ cấp như xăng xe, tiền ăn..., cộng thêm công làm ca sẽ cho thu nhập ít nhất khoảng 3,5 triệu đồng.
Nếu đăng ký làm thêm những ngày lể (sau 27 Tết), nhân viên được nhận 300% lương, mức tương ứng với những nhân viên cứng của nhà hàng. Thậm chí, nhiều đơn vị hứa hẹn sẽ có thêm quà Tết, thưởng Tết tiền mặt nếu nhân viên "trụ" lại đến ngày cuối cùng của tháng Chạp và đi làm sớm vào mùng 4 tháng Giêng.
Cuối năm, các công ty nước ngoài cũng có lịch tất niên, tôi có thể tăng thêm khả năng giao tiếp tiếng Anh với khách khi làm phục vụ", Trường Anh, một nhân viên thời vụ nhà hàng Ấn trên đường Nguyễn Trãi chia sẻ về lý do quyết định chọn công việc này trong dịp Tết chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Trường Anh, hầu như chỉ những sinh viên năm cuối hoặc gia cảnh khó khăn mới lựa chọn việc ở lại phục vụ nhà hàng đến hết đêm 30 Tết.
"Thu nhập có tốt đến mấy cũng không bù đắp được cảm giác cô đơn khi mọi người sum vầy, còn mình thì trụ lại một mình trên thành phố. Nhiều bạn bè tôi, dù được chủ cửa hàng hứa hẹn trả lương gấp 4, cũng chỉ làm đến hết 28 Tết để kịp bắt tàu về nhà trước ngày cuối năm".
Tác giả bài viết: Phong Lan
Nguồn tin: