Nghệ An hiện có trên 1.725 ha chanh; trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 1.300 ha; đặc biệt tại xã ở các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn... chanh được coi là cây trồng góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân.
Riêng tại xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc) và xã Hưng Yên Nam (huyện Hưng Nguyên) có nhiều hộ chuyên sống bằng nghề đi thu mua chanh về nhập cho các đại lý để đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc; cá biệt có những hộ mỗi tháng kiếm thu nhập được trên 15 triệu đồng nhờ nghề này.
Tuy nhiên, hiện nay, các hộ trồng chanh đang gặp khó khăn, nguyên nhân là do thiếu đất sản xuất; nhiều hộ muốn trồng chanh nhưng chỉ phát triển được trong vườn nhà, diện tích đất hạn chế. Trong khi đó, chanh là cây có nhiều bệnh, việc chăm sóc khó khăn.
Các bệnh trên cây chanh chủ yếu là bệnh vàng lá greening, rầy mềm, sâu nhớt... Riêng bệnh vàng lá hiện đang phát triển nhiều trên các vườn chanh, mang tính hủy diệt, rất khó phòng trừ, làm thiệt hại đến năng suất, chất lượng chanh thu hoạch.
Mặt khác, hiện nay trên địa bàn tỉnh, năng suất chanh vẫn còn thấp; kỹ thuật trồng, chăm sóc còn nhiều bất cập. Hiện, chỉ mới có khoảng 50% diện tích cho năng suất 120 đến 140 tạ/ha, còn lại chủ yếu đạt năng suất dưới 120 tạ/ha.
Nhằm phát triển hiệu quả cây chanh, tỉnh Nghệ An chủ trương hình thành các vùng trồng chanh với quy mô lớn, tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; thực hiện các giải pháp về giống, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng chanh; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân cùng liên kết phát triển các mô hình trồng chanh gắn với thu mua, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường ổn định.
Để mở rộng diện tích trồng chanh, theo kế hoạch, tỉnh Nghệ An sẽ chuyển đổi một số diện tích đất trồng cao su, mía, sắn, ngô, lúa và đất rừng kém hiệu quả sang trồng chanh; trong đó riêng đất lúa sẽ chuyển đổi khoảng 62 ha. Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa diện tích chanh lên 1.900 ha, sản lượng 23.000 tấn./.
Riêng tại xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc) và xã Hưng Yên Nam (huyện Hưng Nguyên) có nhiều hộ chuyên sống bằng nghề đi thu mua chanh về nhập cho các đại lý để đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc; cá biệt có những hộ mỗi tháng kiếm thu nhập được trên 15 triệu đồng nhờ nghề này.
Tuy nhiên, hiện nay, các hộ trồng chanh đang gặp khó khăn, nguyên nhân là do thiếu đất sản xuất; nhiều hộ muốn trồng chanh nhưng chỉ phát triển được trong vườn nhà, diện tích đất hạn chế. Trong khi đó, chanh là cây có nhiều bệnh, việc chăm sóc khó khăn.
Các bệnh trên cây chanh chủ yếu là bệnh vàng lá greening, rầy mềm, sâu nhớt... Riêng bệnh vàng lá hiện đang phát triển nhiều trên các vườn chanh, mang tính hủy diệt, rất khó phòng trừ, làm thiệt hại đến năng suất, chất lượng chanh thu hoạch.
Mặt khác, hiện nay trên địa bàn tỉnh, năng suất chanh vẫn còn thấp; kỹ thuật trồng, chăm sóc còn nhiều bất cập. Hiện, chỉ mới có khoảng 50% diện tích cho năng suất 120 đến 140 tạ/ha, còn lại chủ yếu đạt năng suất dưới 120 tạ/ha.
Nhằm phát triển hiệu quả cây chanh, tỉnh Nghệ An chủ trương hình thành các vùng trồng chanh với quy mô lớn, tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; thực hiện các giải pháp về giống, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng chanh; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân cùng liên kết phát triển các mô hình trồng chanh gắn với thu mua, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường ổn định.
Để mở rộng diện tích trồng chanh, theo kế hoạch, tỉnh Nghệ An sẽ chuyển đổi một số diện tích đất trồng cao su, mía, sắn, ngô, lúa và đất rừng kém hiệu quả sang trồng chanh; trong đó riêng đất lúa sẽ chuyển đổi khoảng 62 ha. Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa diện tích chanh lên 1.900 ha, sản lượng 23.000 tấn./.
Tác giả: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN