Tại điểm cầu Nghệ An có các đồng: Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh; Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND cùng các thành viên Ban thường trực chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiến cứu nạn tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan.
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đến thời điểm này mưa lũ đã làm chết 15 người, 9 người mất tích; 18 người bị thương; 36 điểm đường Quốc lộ bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông. Riêng tại Nghệ An đợt mưa lũ vừa qua đã làm 2 người chết, gây ngập lụt gần 2.900 hộ dân và trên 8.000 ha lúa, rau nhiều hoa màu.
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đến thời điểm này mưa lũ đã làm chết 15 người, 9 người mất tích; 18 người bị thương; 36 điểm đường Quốc lộ bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông. Riêng tại Nghệ An đợt mưa lũ vừa qua đã làm 2 người chết, gây ngập lụt gần 2.900 hộ dân và trên 8.000 ha lúa, rau nhiều hoa màu.
Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu Nghệ An.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Đường- Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết: Đến thời điểm này, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với cơn bão số 7. Cụ thể, trên 4.000 tàu thuyền đã về neo đậu an toàn.
Các đơn vị đã tổ chức đóng đường, phân luồng, cắm tiêu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Hiên tại, các hồ chứa đảm bảo an toàn, các trạm bơm tiêu đang vận hành tối đa đảm bảo tiêu cho các vùng ngập lụt. Các công trình thủy điện vận hành theo đúng quy định. Các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang tổ chức trực 24/24 h để chủ động nắm tình hình và có kế hoạch ứng phó kịp thời với phương châm 4 tại chỗ.
Thị xã Hoàng Mai kêu gọi tàu thuyền về tránh trú bão (Ảnh TL: Đài TTTH TX Hoàng Mai).
Theo dự báo trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, trong vòng 24 h tới Bão số 7 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20 km. Đến 10 h ngày 17.10 vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16,17. Đây là cơn bão có cường độ mạnh nhất từ đầu năm đến nay.
Dự kiến cơn bão số 7 sẽ là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đến nay.
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị, các địa phương trong vùng ảnh hưởng cơn bão số 7 thường xuyên cập nhập thông tin, chủ động ứng phó với diễn biến của bão. Đặc biệt chú trọng các giải pháp sơ tán người, tài sản vùng xung yếu khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão gây ra.
Huy động lực lượng, phương tiện san gạt đất, sửa chữa đường sớm khôi phục giao thông. Tổ chức kiểm tra các hồ chứa nước nhất là các hồ chứa đã đầy để đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư. Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão Sarika, kịp thời thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động biện pháp phòng tránh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương chủ động triển khai các giải pháp phòng chống bão số 7.
Tiếp thu tình thần cuộc họp trực tuyến CP Ban chỉ đạo tìm PCTT&TKCN tỉnh cũng đã quán triệt tới các ban ngành, địa phương về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ cũng như giải pháp ứng phó với cơn bão số 7. Trong đó, tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ vừa qua gây ra. Xử lý tốt các điểm ngập úng cục bộ, vấn đề môi trường.
Tiếp tục thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ không để người dân nào bị đói, rét. Kịp thời thông các tuyến GT huyết mạch; Các địa phương có hồ đập đầy cần chỉ đạo vận hành an toàn. Về các phương án phòng chống cơn bão số 7 các địa phương, đơn vị cần được triển khai kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Tác giả bài viết: Thu Vinh - Phạm Gái