Mỗi năm, đền Sri Bhavani Amman thu được hơn 3 tấn tóc từ những người hành hương. Lượng tóc này có thời từng bị đốt đi. Nhưng ngày nay, chúng được dùng cho mục đích thực tế hơn nhiều - bán cho các nhà máy xử lý để xuất khẩu đi khắp thế giới. Và nhu cầu nối tóc của mọi người ngày nay đã khiến ngành công nghiệp này bùng nổ.
Tóc nối có thể làm từ sợi nhân tạo, nhưng rất nhiều cửa hàng sử dụng tóc thật, do chúng đẹp hơn và có thể chịu nhiệt. Ngành xuất khẩu tóc toàn cầu do Trung Quốc và Nga thống trị, nhưng tóc của người Ấn Độ nổi tiếng vì chất lượng. Mỗi năm, nước này xuất khẩu số tóc trị giá 300 triệu USD.
Việc bán tóc giúp đền Sri Bhavani Amman thu về 150.000 USD mỗi năm. Các đền thờ lớn còn thu được nhiều nữa, có thể lên đến hàng triệu USD. Người cho tóc không được nhận tiền, mà được đồ ăn và sự ban phước.
Số phụ nữ cạo đầu tại các đền nhiều đến nỗi hàng trăm nhà máy xử lý tóc đã mọc lên trên khắp Chennai. Một trong số đó là Shanmuga. Tại đây, hàng chục công nhân làm những công đoạn từ gỡ rối, phân loại, lọc chấy, gội sạch, sấy khô và nhuộm tóc.
Mỗi tháng, họ xử lý khoảng 1.000 kg tóc. Tùy loại và chất, nó sẽ được bán với giá 500 - 900 USD một kg. Doanh thu hằng năm của họ là gần 3 triệu USD.
"Tóc của người Ấn Độ phần nào giống chất tóc của người châu Âu. Nó không cứng như người Trung Quốc. Vì thế, khi chúng tôi chuẩn bị phần tóc nối, sản phẩm cuối cùng gần như khớp với tóc người châu Âu", Murali Krisna - CEO Shanmuga cho biết.
Shanmuga xuất khẩu một phần ba số tóc sang châu Á, một phần năm sang Mỹ. Tuy nhiên, thị trường lớn nhất của họ là châu Âu, thông qua hãng bán lẻ Hair Luxury (Pháp).
"Thị trường lớn nhất tại châu Âu là Italy. Giờ chúng tôi đang cố gắng mở rộng ra Na Uy, Thụy Điển. Vì các thị trường này rất thích tóc vàng", Remi Chinta - CEO Hair Luxury cho biết.
Hair Luxury có thể bán tóc với giá hơn 2.000 USD một kg. Khách hàng của họ là thợ làm tóc, như Ebtissen Tekouri chẳng hạn. Cứ 3,4 tháng cô lại mua tóc một lần, với giá 360 USD cho khoảng 150gr.
"Tôi thích dùng số tóc này, vì độ dài và chất lượng. Bạn sẽ chẳng còn nhớ đây là tóc người khác khi nối lên đầu mình nữa đâu", Tekouri cho biết.
Tóc nối có thể làm từ sợi nhân tạo, nhưng rất nhiều cửa hàng sử dụng tóc thật, do chúng đẹp hơn và có thể chịu nhiệt. Ngành xuất khẩu tóc toàn cầu do Trung Quốc và Nga thống trị, nhưng tóc của người Ấn Độ nổi tiếng vì chất lượng. Mỗi năm, nước này xuất khẩu số tóc trị giá 300 triệu USD.
Việc bán tóc giúp đền Sri Bhavani Amman thu về 150.000 USD mỗi năm. Các đền thờ lớn còn thu được nhiều nữa, có thể lên đến hàng triệu USD. Người cho tóc không được nhận tiền, mà được đồ ăn và sự ban phước.
Công nhân trong nhà máy xử lý tóc Shanmuga. Ảnh: CNN
"Chúng tôi không thể cứ để tóc ở đó được, mà cũng chẳng thể vứt ra bãi rác", Anjan Lokamitra - người quản lý đền này cho biết. Họ cất số tóc đó đi, và đến cuối năm, chúng sẽ được phân loại và bán đấu giá. "Các công ty đến từ khắp nơi, trả giá mua chúng. Số tiền này sẽ được dùng chi cho các mục đích chung của đền. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho 2 năm tới rồi", Lokamitra nói.Số phụ nữ cạo đầu tại các đền nhiều đến nỗi hàng trăm nhà máy xử lý tóc đã mọc lên trên khắp Chennai. Một trong số đó là Shanmuga. Tại đây, hàng chục công nhân làm những công đoạn từ gỡ rối, phân loại, lọc chấy, gội sạch, sấy khô và nhuộm tóc.
Mỗi tháng, họ xử lý khoảng 1.000 kg tóc. Tùy loại và chất, nó sẽ được bán với giá 500 - 900 USD một kg. Doanh thu hằng năm của họ là gần 3 triệu USD.
"Tóc của người Ấn Độ phần nào giống chất tóc của người châu Âu. Nó không cứng như người Trung Quốc. Vì thế, khi chúng tôi chuẩn bị phần tóc nối, sản phẩm cuối cùng gần như khớp với tóc người châu Âu", Murali Krisna - CEO Shanmuga cho biết.
CEO Shanmuga - Jyothi Krsna bên cạnh các sản phẩm của nhà máy. Ảnh: CNN
Các nước khác nhau thích những kiểu tóc khác nhau, Jyothi Krsna - Giám đốc quản lý chất lượng của Shanmuga cho biết. "Ở Pháp, mọi người thích tóc thẳng, và chủ yếu thích nối tóc. Còn các nước như Nam Phi hay châu Mỹ lại thích tóc xoăn. Mỹ thì thích tất cả", bà cho biết.Shanmuga xuất khẩu một phần ba số tóc sang châu Á, một phần năm sang Mỹ. Tuy nhiên, thị trường lớn nhất của họ là châu Âu, thông qua hãng bán lẻ Hair Luxury (Pháp).
"Thị trường lớn nhất tại châu Âu là Italy. Giờ chúng tôi đang cố gắng mở rộng ra Na Uy, Thụy Điển. Vì các thị trường này rất thích tóc vàng", Remi Chinta - CEO Hair Luxury cho biết.
Hair Luxury có thể bán tóc với giá hơn 2.000 USD một kg. Khách hàng của họ là thợ làm tóc, như Ebtissen Tekouri chẳng hạn. Cứ 3,4 tháng cô lại mua tóc một lần, với giá 360 USD cho khoảng 150gr.
"Tôi thích dùng số tóc này, vì độ dài và chất lượng. Bạn sẽ chẳng còn nhớ đây là tóc người khác khi nối lên đầu mình nữa đâu", Tekouri cho biết.
Tác giả bài viết: Hà Thu
Nguồn tin: