Chia sẻ của anh Nguyễn Văn Châu: “Qua thực tế nhận thấy giống cây mới này sống khoẻ hơn, sớm cho quả, năng suất cao nên đã mạnh dạn lấy giống để cung cấp, nhân rộng cho nhiều hộ gia đình khác.”
Nói về chính sách đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, ông Nguyễn Quang Dũng - Chủ tịch UBND xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn cho biết: “Chúng tôi phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các ngành, các trung tâm để mở nhiều lớp đào tạo kỹ thuật sản xuất chăn nuôi, các ngành nghề như thêu, đan, may mặc,… Số người được đào tạo tương đối cao, áp dụng được vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao.”
Triển khai đề án đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, huyện Thanh Chương đã tập trung đào tạo các nghề chủ yếu, đó là: thú y, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng trọt, y tá thôn bản; may công nghiệp…Trong 5 năm qua, toàn huyện đã đào tạo nghề cho trên 22.500 lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,9% năm 2011 xuống còn 8,5% năm 2015.
Ông Đặng Văn Lập - Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Chương cho biết thêm: “Công tác đào tạo nghề trên địa bàn thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực. Mối liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ quan doanh nghiệp khăng khít. Việc làm này trước hết giúp người lao động khi vào học nghề đã có sự định hướng cụ thể. Khi học nghề xong có việc làm ngay và có thu nhập ổn định.”
Giờ học cắt may tại một trung tâm đào tạo nghề huyện Thanh Chương.
Trên 270.000 lao động nông thôn được tham gia học nghề; trên 35.600 lao động được giải quyết việc làm là kết quả của Nghệ An thực hiện trong 5 năm thực hiện dề án đài tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau khi học nghề, số lao động nông thôn có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có thu nhập cao hơn trên 30.000 người, đạt tỷ lệ 74,1%. Tuy nhiên, hiện nay công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn còn những khó khăn nhất định. Đó là: cơ sở vật chất phục vụ dạy và học nghề còn thiếu và yếu; việc xác định danh mục ngành nghề đào tạo hàng năm còn dàn trải; tỷ lệ chưa qua đào tạo nghề trong lao động nông thôn còn cao.
Chia sẻ về hướng phát triển bền vững trong đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, ông Tưởng Quốc Thành - Chủ tịch UBND xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương nói: “Những năm gần đây Đảng uỷ, Uỷ ban xã đã có sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động các đối tượng nằm trong độ tuổi lao động tham gia học nghề, làm nghề và lấy đó làm nghề chính để các đối tượng yên tâm. Song song đó tạo điều kiện cho các lao động trong độ tuổi tìm kiếm việc làm phù hợp. Đặc biệt ưu tiên phát triển nghề tại địa phương, khoảng 60% thanh niên trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi được đào tạo nghề theo hướng phát triển bền vững.”
Tác giả bài viết: Thanh Hà - Mai Liên
Nguồn tin: