Cũng bị khoảng 20 con ong vò vẽ đốt nhiều vào vùng đầu là bệnh nhân Đ.T.M (32 tuổi), sau khi gặp nạn, trường hợp này thấy mệt mỏi, buồn nôn, mẩn ngứa.
Trường hợp khác là ông T.L (70 tuổi) nhập viện trong tình trạng khó thở, buồn nôn, mẩn ngứa toàn thân. Bác sĩ chẩn đoán ông bị sốc phản vệ độ II do bị cả một tổ ong mật đốt vào vùng đầu, vùng mặt.
Bác sĩ Vũ Đức Quang, Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết hiện tại sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định, tuy nhiên thầy thuốc vẫn phải theo dõi sát.
Một tổ ong vò vẽ. (Ảnh minh họa) |
Liên quan đến trường hợp bị ong đốt, chiều 20/8, một lãnh đạo xã Ea Kuếh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) xác nhận trên Tiền phong, có trường hợp bé gái bị ong vò vẽ đốt phải nhập viện cấp cứu.
Đó là H.S. Adrơng (7 tuổi, ở buôn Luk, xã Ea Kuếh). Cháu H.S. đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Trước đó, chiều 9/8 anh nghe tiếng kêu la của con từ phía sau nhà. Anh chạy ra thì thấy con đang ôm đầu, xung quanh đàn ong vò vẽ bủa vây. Người bố chỉ kịp kéo con thoát khỏi bầy ong hung dữ. Anh Y Linh lập tức đưa con đến trạm Y tế, sau đó chuyển sang bệnh viện Đa khoa huyện Cư M’gar.
Do cháu bị nặng nên tiếp tục được đưa lên bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Một ngày sau, H.S. được chuyển xuống bệnh viện Nhi đồng 2.
Anh Y Linh kể thêm thường ngày anh làm việc sau vườn nhưng không thấy tổ ong vò vẽ. Khi con anh trèo lên cây chơi thì bị đàn ong tấn công.
Các thầy thuốc khuyến cáo, nạn nhân bị ong đốt cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu như có nhiều vết đốt; bị đốt vào các vùng đầu mặt, cổ kèm theo dấu hiệu phù nề lan nhanh.
Nếu có các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, khó thở, số lượng nước tiểu ít dần, nước tiểu màu đỏ như máu, có dấu hiệu dị ứng hoặc trước đây từng bị dị ứng với ong đốt, mẩn ngứa, đỏ da toàn thân hoặc cảm giác choáng váng, chóng mặt cũng cần đưa đi viện ngay.
Tác giả: Việt Hương (T/h)
Nguồn tin: ĐS&PL/NĐT