Xe

Mazda giảm giá sâu làm náo loạn thị trường ôtô Việt

Mức giảm sâu nhất so với tháng 11 dành cho Mazda6 với 170 triệu trong khi CX-5 và Mazda3 cũng giảm cao nhất 90 triệu.

Anh Nhật Linh tại Hà Nội, vào cuối tháng 11 dự định chốt mua CX-5 ở đại lý trên đường Lê Văn Lương với giá 934 triệu cho bản 2.0 2WD thì chỉ vài ngày sau, tức sang đầu tháng 12, nhân viên một đại lý khác tại Nguyễn Trãi cho biết, giá chỉ còn 909 triệu, tức giảm 90 triệu so với giá niêm yết trên website. Tìm hiểu lại thông tin mới rõ từ đầu tháng 12, chính sách giá áp dụng cho tất cả các đại lý là như nhau, chi tiết ở bảng phía trên.

Không chỉ giảm giá, các đại lý còn tặng kèm bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe và bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho khách mua xe, với giá trị 6-11 triệu cộng thêm vào mức giảm giá chính thức.

Mazda tập trung vào chương trình bán hàng cuối năm bằng chiêu bài thường thấy, giảm giá mạnh, nhưng quãng giá lần này khiến nhiều khách hàng sốc vì "không nghĩ giảm sâu thế".

Mẫu xe

Giá niêm yết
(triệu)

Giá bán
thực tế (triệu)

Mức giảm
(triệu)

Mazda2 sedan

590

565

25

Mazda2 hatchback

645

615

30

Mazda3 1.5 sedan

685

660

25

Mazda3 1.5 hatchback

705

680

25

Mazda3 2.0 sedan

849

784

65

CX-5 2.0 2WD

999

909

90

CX-5 2.5 2WD

1035

950

85

CX-5 2.5 AWD

1070

990

80

Mazda6 2.0

965

840

125

Mazda6 2.5

1.119

949

170

BT-50 2.2AT

719

685

34

BT-50 2.2MT

684

655

29


Trường Hải tiến hành giảm giá từ đầu tháng 12 cho 5 dòng xe của hãng là Mazda2, Mazda3, Mazda6, CX-5 và BT-50. Mức giảm tỉ lệ thuận với giá xe, tức giá càng cao giảm càng sâu. Hai dòng xe bán chạy nhất là Mazda3 và CX-5 đều giảm 65-90 triệu, đủ để tạo khoảng cách an toàn so với các đối thủ vốn không rẻ như Altis, Civic hay CR-V và X-Trail.

Chiến lược bán hàng dựa trên lợi thế giá cả Trường Hải xây dựng từ khoảng 2015 và duy trì đến nay. Không chỉ Mazda, cả Kia hay Peugeot cũng thường xuyên có những chương trình giảm giá theo tháng đều đặn.

Ông Bùi Kim Kha, Tổng giám đốc khối xe con của Trường Hải cho biết, chiến lược của hãng là lấy doanh số bù lợi nhuận, vì thế khi quy mô sản xuất càng tăng, hãng càng có cơ sở giảm giá bán. Giá xe giảm, doanh số tăng lại thúc đẩy sản xuất tăng hơn nữa. Chiến lược này tạo thành vòng tròn khiến lượng xe sản xuất và bán hàng của Mazda, Kia tăng liên tục.

CX-5 giảm cao nhất 50 triệu.


Mazda giảm giá sâu 120 triệu tại Việt Nam


Mazda CX-5 có 3 phiên bản, lắp động cơ 2 lít hoặc 2.5 lít.

Mức giảm cho các phiên bản lần lượt là 50 triệu bản 2.0 2WD, 40 triệu bản 2.5 2WD và 35 triệu bản 2.5 AWD.

CX-5 hiện đứng đầu phân khúc về doanh số, vượt đối thủ CR-V khoảng gần 300 xe mỗi tháng.

Động cơ và cảm giác lái không thật sự nổi bật, nhưng Mazda bán chạy vì chính sách giá cũng như thiết kế hợp mắt người Việt.

Nội thất thiếu nét sang trọng so với CR-V.

Màn hình thông tin giải trí trung tâm.

Cần số thẳng và nút chức năng tròn.

CX-5 có nội thất vừa phải, không rộng rãi như CR-V.

Đợt giảm giá "sốc" vào cuối năm tạo đà đẩy xe từ đại lý ra thị trường. Tuy nhiên, sang đầu 2017 mức giá có thể sẽ tăng lại vì quy đổi tỷ giá cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế. Thương hiệu Kia chiếm doanh số cao nhất trong bộ 3 cùng Mazda và Peugeot, chỉ tiêu hoàn thành tốt nên không có chính sách giá giảm mạnh như Mazda.

Với cách thực hiện này, giá bán thực tế của Mazda2, Mazda3 hay CX-5 thấp hơn cả trăm triệu so với các đối thủ, một khoảng cách lớn khiến khách hàng phải phân vân. Từ đầu 2016, doanh số xe con của Trường Hải đã vượt Toyota.

Tháng 10/2016, có 1.110 chiếc Mazda3 có chủ, bỏ xa đối thủ Altis bán 465 xe. CX-5 bán 855 xe trong khi CR-V là 577 xe. Cái tên mới ra mắt là Nissan X-Trail bước đầu có kết quả đạt kỳ vọng với 300 xe/tháng nhưng vẫn chưa thể đe dọa CX-5.

Chính sách giá của Trường Hải ảnh hưởng mạnh lên cục diện thị trường, khiến các đối thủ khó lòng ngồi yên. Toyota mới đây giảm giá Camry mới ở mức 24-31 triệu tùy phiên bản, trong khi khách hàng mua Altis từ vài tháng nay luôn nhận ưu đãi giá tốt tới hàng chục triệu. Tại các đại lý Honda giảm 10-20 triệu, Ford tới 40-60 triệu và Mitsubishi cũng giảm 20-35 triệu.

Chuyên gia từ những hãng đối thủ nhận định, "đòn đánh" bằng giá của Trường Hải là chính sách cực kỳ táo bạo và liều lĩnh, vì cần tiềm lực tài chính dài hơi để duy trì liên tục trong vài năm. Những vị này cũng cho biết thực tế kiểu cạnh tranh bằng giá về lâu dài có thể phản tác dụng. Bởi lẽ, lớp khách hàng trước mang theo tâm lý bị "thiệt" vì giá cao hơn người mua sau, dễ dẫn tới giảm độ trung thành thương hiệu.

Mazda có mặt ở hầu hết các phân khúc cỡ B, C, D, crossover và bán tải. Hiện hãng đứng đầu ở phân khúc C với Mazda3 và crossover với CX-5. Chính sách liên tục giảm giá chưa mang lại hiệu quả ở những phân khúc khác.

Ở cỡ B, Mazda2 chỉ bằng một góc nhỏ của cái tên truyền thống Toyota Vios. Tháng 10/2016, doanh số Vios cao hơn 7 lần Mazda2. Phía trên, Mazda6 cũng chưa thể lật đổ Camry. Bán tải BT-50 cùng chung nền tảng với Ford Ranger nhưng doanh số của Ranger gấp BT-50 tới 4 lần.

Trường Hải cũng vướng vào những tranh cãi quanh vấn đề chất lượng khi Mazda3 và Mazda2 lắp động cơ 1.5 lít SkyActiv liên tục xảy ra hiện tượng "cá vàng" báo lỗi động cơ. Sau nhiều lần làm việc với khách hàng và Cục đăng kiểm, hãng phải tiến hành triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa và thay thế kim phun với vật liệu phù hợp hơn.

Tác giả bài viết: Đức Huy - Ảnh: Hoàng Huy

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP