Không nên
Chẳng phải vô tình, người chiến thắng trong trận bán kết là HLV A.Riedl lại cầu xin VFF không sa thải Hữu Thắng. Ông thầy người Áo có hơn 20 năm làm việc ở Đông Nam Á, trong đó nửa thời gian làm cầm quân ở tuyển Việt Nam. Vì thế, A.Riedl hiểu bóng đá Việt Nam như nằm lòng bàn tay, kể cả khi phải phiêu bạt, không trụ nổi ở quê hương thứ 2.
Chẳng phải vô tình, người chiến thắng trong trận bán kết là HLV A.Riedl lại cầu xin VFF không sa thải Hữu Thắng. Ông thầy người Áo có hơn 20 năm làm việc ở Đông Nam Á, trong đó nửa thời gian làm cầm quân ở tuyển Việt Nam. Vì thế, A.Riedl hiểu bóng đá Việt Nam như nằm lòng bàn tay, kể cả khi phải phiêu bạt, không trụ nổi ở quê hương thứ 2.
Không đưa tuyển Việt Nam vào chung kết, nhưng Hữu Thắng vẫn xứng đáng ngồi lại ghế HLV trưởng
A.Riedl rõ ràng đã nhận ra những phẩm chất nổi bật từ đội bóng mà cậu trò cũ Hữu Thắng đang cầm trịch. Tuyển Việt Nam dưới tay Hữu Thắng giống như đội bóng “không tì vết”, chỉn chu trong cách tổ chức. Uy tín của Hữu Thắng quá lớn, đủ làm cho những lộn xộn trong phòng thay đồ không có nguy cơ xảy ra. Hữu Thắng “đốt” được học trò, làm cháy đến giọt mồ hôi cuối. Hình ảnh quả cảm ở Mỹ Đình tối 7-12 chứng minh cho tính kỷ luật, sự đồng lòng của tuyển Việt Nam dưới thời Hữu Thắng. Một điều chắc chắn, ngoài Hữu Thắng thì hiếm có HLV nội nào khác đủ sức làm được điều này ở tuyển Việt Nam.
Trên thực tế, Hữu Thắng là ông thầy nội đầu tiên phá dớp, đưa tuyển Việt Nam vượt qua vòng bảng. Chỉ tiêu vào chung kết không thành, ông Thắng nhận trách nhiệm và sẵn sàng nhường ghế HLV trưởng. Tuy nhiên, cái thua của tuyển Việt Nam chưa hẳn đã do Hữu Thắng bất tài, không nắn được đội bóng đúng hướng. Con người mà ông Thắng có trong tay rõ ràng thua xa với đội hình đã cùng HLV Calisto leo lên đỉnh khu vực. Ông Thắng buộc phải dùng Công Vinh, Thành Lương, Đình Luật- những cầu thủ đã sang kia sườn dốc- làm điểm tựa. Không có bột, liệu có gột nên hồ?
Một điểm khác phải cân nhắc: Hữu Thắng chấp nhận phiêu lưu với lứa Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh, Văn Toàn. Những cầu thủ này chưa chín như mong đợi, nhưng đó lại là hạt nhân đỏ cho chiến dịch SEA Games sau AFF Cup có 8 tháng. VFF ký hợp đồng 2 năm với Hữu Thắng, và mục tiêu số 1 là lấy vàng SEA Games chứ không phải AFF Cup 2016. Cho nên, dù thất vọng với việc lỡ hẹn vào chung kết, có lẽ VFF vẫn cần kiên nhẫn khi xáo trộn ghế lái trưởng trong thời gian gấp gáp là canh bạc mạo hiểm.
Nên
Hữu Thắng tuyên bố sẵn sàng nhường ghế cho người giỏi hơn. Ở Việt Nam, tìm ra người tốt hơn Hữu Thắng lúc này là cực khó, vì HLV xứ Nghệ này đã nằm trong nhóm thầy nội hay nhất. Kể cả khi Hoàng Anh Tuấn- người bạn thân của Hữu Thắng- đã giúp U19 Việt Nam dự World Cup U20 thì cũng không ai tin ông Tuấn “con” làm tốt nếu thế chỗ ông thầy xứ Nghệ.
Vấn đề là vẫn có những lý do để đặt chiếc ghế HLV trưởng của ông Thắng ra cân nhắc. Đương nhiên, nếu chia tay Hữu Thắng, phương án được nghĩ đến dễ nhất là chọn một ông thầy ngoại. Nó là giải pháp đơn giản nhất, một khi Hữu Thắng không còn được trọng dụng.
Cách dùng người của Hữu Thắng bị chê là khô cứng, thiếu linh hoạt
Tại sao nên chia tay Hữu Thắng? Ông Thắng rõ ràng đã quá cứng, và có cảm giác ở AFF Cup này, sự non nớt về kinh nghiệm cầm quân trên đấu trường quốc tế của ông đã lộ diện. Dấu ấn chiến thuật của HLV xứ Nghệ không lớn, thậm chí khô cứng, nghèo nàn. Cách thay người của HLV này là minh chứng, bởi đấy chính xác là sự dập khuôn, thay thế con người vào vị trí chứ không có thay đổi, điều chỉnh chiến thuật, lối chơi.
Nhân sự của tuyển Việt Nam cho thấy, Hữu Thắng không độ dày và giải pháp dự bị. Chấn thương của Hoàng Thịnh đã làm phá sản tính toán của ông Thắng, và điều ấy cũng gợi lại cảm giác sai lầm vì HLV này loại Huy Hùng, Văn Toàn, trong khi Phi Sơn mang đến chỉ để làm kiểng. Cũng bởi thế, Hữu Thắng bị tiếng là cục bộ, địa phương, dù ai cũng hiểu tạo được ê-kíp như thế là một trong những đặc quyền mà HLV trưởng được trao.
Tác giả bài viết: Khắc Hoàng
Nguồn tin: