Trong giai đoạn năm 2010-2016, hệ thống ngân hàng đã trải qua đầy đủ biến cố từ giai đoạn thăng hoa những năm trước 2011 đến giai đoạn khủng hoảng 2011-2012 và bắt đầu hồi phục từ 2013 đến nay.
Lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng lên xuống thất thường ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của chính những nhân viên ngân hàng này. Nhưng tổng thể, thu nhập bình quân của các nhân viên ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 34% so với năm 2010.
Nhìn lại năm 2010, những cái tên ngân hàng thương mại thuộc top đầu là Vietinbank, BIDV, Vietcombank, ACB hay Sacombank… thì thu nhập bình quân của nhân viên cũng cao hơn nhiều so với những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ.
Thời điểm đó, ACB là ngân hàng “bạo chi” nhất trong việc trả lương, phụ cấp và trợ cấp cho nhân viên của mình. Thu nhập bình quân của mỗi nhân viên ngân hàng này năm 2010 lên tới 245,2 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa bình quân mỗi tháng một nhân viên nhà băng này nhận được hơn 20,4 triệu đồng, mức lương cao nhất trong số các ngân hàng thương mại thời đó.
Cùng năm, nhân viên các ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank cũng có mức thu nhập bình quân lần lượt là 228 triệu đồng và 207,3 triệu đồng. Trong khi đó, là ngân hàng với quy mô tổng tài sản, quy mô tín dụng cũng như huy động vốn thuộc lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại nhưng BIDV chỉ chi ra 2.275 tỷ đồng để trả lương cho 16.475 nhân viên của mình. Nói cách khác, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV năm 2010 đạt 138,1 triệu đồng, tương đương 11,5 triệu đồng/tháng. Mức này còn thấp hơn của nhân viên MBBank là 139 triệu đồng/năm.
Thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng qua từng năm cũng phản ánh giai đoạn khó khăn của ngân hàng, khi hầu hết nhà băng phải cắt giảm quỹ lương nhân viên vì lợi nhuận không đạt kỳ vọng.
Nếu như năm 2011, BIDV trích tới 3.154 tỷ đồng để trả lương nhân viên thì năm 2012 tổng quỹ lương nhân viên đã giảm gần 1.000 tỷ đồng chỉ còn 2.172 tỷ đồng. Bình quân mỗi nhân viên ngân hàng này năm 2012 chỉ nhận được hơn 117 triệu đồng, thấp hơn nhiều 2 năm trước đó.
Đặc biệt là trường hợp của ACB, năm 2012, ngân hàng này chỉ chi ra 1.737 tỷ đồng để trả lương cho 10.275 nhân viên, trong khi năm 2011, chỉ với 8.613 nhân viên ACB đã chi tới 2.945 tỷ đồng. Bình quân thu nhập năm 2012 của nhân viên ACB đã giảm một nửa chỉ còn 169 triệu đồng.
Nhìn chung, từ năm 2010 đến nay, thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng Vietcombank và BIDV có xu hướng tăng mạnh nhất, trong khi Vietinbank và MBBank tương đối ổn định qua các năm.
Xuất phát điểm thấp hơn các ngân hàng khác, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV trong giai đoạn 2010-2016 đã tăng gần gấp đôi từ 138 triệu đồng năm 2010 lên 270 triệu đồng năm 2016.
Bình quân thu nhập nhân viên Vietcombank cũng tăng 54,3%, Eximbank tăng 47,1%... Trong khi đó, ACB là ngân hàng duy nhất ghi nhận mức thu nhập bình quân năm 2016 giảm so với năm 2010 là 10%.
Lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng lên xuống thất thường ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của chính những nhân viên ngân hàng này. Nhưng tổng thể, thu nhập bình quân của các nhân viên ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 34% so với năm 2010.
Nhìn lại năm 2010, những cái tên ngân hàng thương mại thuộc top đầu là Vietinbank, BIDV, Vietcombank, ACB hay Sacombank… thì thu nhập bình quân của nhân viên cũng cao hơn nhiều so với những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ.
Thời điểm đó, ACB là ngân hàng “bạo chi” nhất trong việc trả lương, phụ cấp và trợ cấp cho nhân viên của mình. Thu nhập bình quân của mỗi nhân viên ngân hàng này năm 2010 lên tới 245,2 triệu đồng. Điều này đồng nghĩa bình quân mỗi tháng một nhân viên nhà băng này nhận được hơn 20,4 triệu đồng, mức lương cao nhất trong số các ngân hàng thương mại thời đó.
Cùng năm, nhân viên các ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank cũng có mức thu nhập bình quân lần lượt là 228 triệu đồng và 207,3 triệu đồng. Trong khi đó, là ngân hàng với quy mô tổng tài sản, quy mô tín dụng cũng như huy động vốn thuộc lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại nhưng BIDV chỉ chi ra 2.275 tỷ đồng để trả lương cho 16.475 nhân viên của mình. Nói cách khác, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV năm 2010 đạt 138,1 triệu đồng, tương đương 11,5 triệu đồng/tháng. Mức này còn thấp hơn của nhân viên MBBank là 139 triệu đồng/năm.
Thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng qua từng năm cũng phản ánh giai đoạn khó khăn của ngân hàng, khi hầu hết nhà băng phải cắt giảm quỹ lương nhân viên vì lợi nhuận không đạt kỳ vọng.
Nếu như năm 2011, BIDV trích tới 3.154 tỷ đồng để trả lương nhân viên thì năm 2012 tổng quỹ lương nhân viên đã giảm gần 1.000 tỷ đồng chỉ còn 2.172 tỷ đồng. Bình quân mỗi nhân viên ngân hàng này năm 2012 chỉ nhận được hơn 117 triệu đồng, thấp hơn nhiều 2 năm trước đó.
Đặc biệt là trường hợp của ACB, năm 2012, ngân hàng này chỉ chi ra 1.737 tỷ đồng để trả lương cho 10.275 nhân viên, trong khi năm 2011, chỉ với 8.613 nhân viên ACB đã chi tới 2.945 tỷ đồng. Bình quân thu nhập năm 2012 của nhân viên ACB đã giảm một nửa chỉ còn 169 triệu đồng.
Nhìn chung, từ năm 2010 đến nay, thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng Vietcombank và BIDV có xu hướng tăng mạnh nhất, trong khi Vietinbank và MBBank tương đối ổn định qua các năm.
Xuất phát điểm thấp hơn các ngân hàng khác, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV trong giai đoạn 2010-2016 đã tăng gần gấp đôi từ 138 triệu đồng năm 2010 lên 270 triệu đồng năm 2016.
Bình quân thu nhập nhân viên Vietcombank cũng tăng 54,3%, Eximbank tăng 47,1%... Trong khi đó, ACB là ngân hàng duy nhất ghi nhận mức thu nhập bình quân năm 2016 giảm so với năm 2010 là 10%.
Tác giả bài viết: Quang Thắng
Nguồn tin: