Cuộc sống

Loại thịt "vàng" được ví như sâm giúp tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương

Loại thịt này được ví bổ như nhân sâm bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào giúp tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương.

Thịt chim bồ câu thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn với giá trị dinh dưỡng cao. Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, tác dụng bổ thận kiện tỳ vị, ích khí huyết, giải độc, kiện tì vị (kích thích tiêu hoá).

Thịt chim bồ câu được dùng làm thuốc, chữa kinh nguyệt không đều, chứng ra mồ hôi trộn, hỗ trợ điều trị tiểu đường, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, chữa thận hư yếu và tăng cường sinh lực cho nam giới.

Các chuyên gia nhận định loại thịt này được xem là "thượng phẩm" bồi bổ sức khỏe, được ví bổ như nhân sâm bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Trong 100g thịt bồ câu chứa 17,5g protein, 7,5g chất béo, collagen, sắt, vitamin A, B, E, canxi…

Thịt bồ câu có hàm lượng chất béo thấp, không làm tăng mỡ máu và đường huyết nếu ăn một lượng vừa đủ, thích hợp với người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bổ sung dinh dưỡng cho người bị suy nhược, mất ngủ, người già, phụ nữ sau sinh.

Dưới đây là một số tác dụng của thịt chim bồ câu đối với sức khoẻ.

Bồi bổ cơ thể và bổ thận
Chất sắt có trong bồ câu có tác dụng tạo máu và bồi bổ, rất giàu canxi, có tác dụng đẩy nhanh quá trình phát triển cơ thể. Ngoài ra, còn có các nguyên tố đạm chất lượng cao, axit amin… dễ hấp thu cho cơ thể nên có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Chất sắt có trong bồ câu có tác dụng tạo máu và bồi bổ, rất giàu canxi, có tác dụng đẩy nhanh quá trình phát triển cơ thể.

Bổ máu

Thịt bồ câu rất giàu nhiều nguyên tố vi lượng như chất sắt và vitamin B, giúp cải thiện chức năng tái tạo tế bào hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu do chế độ ăn không đủ chất sắt. Với phụ nữ, loại thịt này có tác dụng giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, tăng cường khí huyết, cải thiện triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu.

Cải thiện trí nhớ
Thịt bồ câu rất giàu cephalin, vitamin A, B, E, canxi và sắt, có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và đổi mới tế bào não, cải thiện sức sống của não, giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, và phát triển trí não. Với người lao động trí óc, có thể bổ sung thêm cháo chim bồ câu vào thực đơn.

Trong y học cổ truyền, thịt bồ câu có tính bình, vị mặn, bổ thận kiện tỳ vị, ích khí huyết. Dùng cho trường hợp người gầy yếu, hư nhược, khí huyết hư, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, người chuẩn bị mang thai.

Ngăn ngừa lão hoá
Thịt bồ câu chứa hàm lượng chất chondroitin tương đối cao và lượng collagen dồi dào, cải thiện sức sống làn da, tăng độ đàn hồi cho da, giúp khí huyết lưu thông, từ đó làm chậm quá trình lão hoá. Loại thịt này còn được đánh giá cao bởi khả năng bảo vệ các tế bào nang tóc, ngăn tóc rụng và tóc bạc sớm.

Bên cạnh đó, tiêu thụ vừa phải chim bồ câu có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng chán ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giảm mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần…

Giảm đau bụng kinh
Đối với phụ nữ, thịt chim bồ câu mang lại nhiều lợi ích hơn. Nó không chỉ có thể bồi bổ cơ thể, mà còn làm giảm một số khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Ăn một ít thịt chim bồ câu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể giảm đau đầu và mất ngủ do kinh nguyệt không đều.

Thịt bồ câu chứa hàm lượng chất chondroitin tương đối cao và lượng collagen dồi dào, cải thiện sức sống làn da.

Tăng cường thể lực

Cả trẻ em, người già và người lớn đều cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. Và thịt chim bồ câu có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Trong 100gr thịt chim bồ câu có 16,5gr protein, ngoài ra trong thịt chim bồ câu còn có nhiều chất dinh dưỡng khác. Ăn thường xuyên có thể tăng cường thể chất, cải thiện khả năng miễn dịch và làm cho con người khỏe mạnh hơn.

Lưu ý khi ăn thịt chim bồ câu
- Những người bị sốt, có thể chất nóng trong người không thích hợp ăn thịt chim bồ câu.

- Không nên ăn nhiều thịt chim bồ câu, có thể gây nóng trong người, tăng nội nhiệt và béo lên. Chỉ cần ăn theo dịp, hoặc mỗi tuần 1-2 con.

- Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn cả da và mỡ của chim vì có chứa nhiều chất béo và cholesterol.

- Người mắc bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan cấp tính thì không nên ăn nhiều thịt chim bồ câu.

- Ăn chim bồ câu cùng với tôm, cá diếc có thể gây dị ứng, ăn cùng với gan heo, thịt heo, nấm đầu khỉ có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP