Anh Đặng Thanh Hiền (trú xóm Cầu Trôi, xã Kỳ Sơn) cho biết, từ đầu tháng 1 đến nay, gia đình anh phải thuê thêm 3 công nhân, hoạt động liên tục để sản xuất mỗi ngày hơn 1000 lít mật. Đây là thời điểm tiêu thụ mật mía lớn nhất năm, nhất là nhu cầu tại các làng nếu kẹo cu lạc, kẹo cu đơ…
Giai đoạn ép mía lấy nước
“Hiện tại mỗi mật mía nấu không kịp đáp ứng cho nhu cầu khách hàng. Nấu được chừng nào khách hàng lấy đến đó. Giờ khách muốn lấy mật cũng không có mà phải đặt hàng trước vài ngày thì mới sắp xếp được”, anh Hiền cho biết.
Giá thành mía nguyên liệu cao, lại không được “thành” như mọi năm khiến các chủ lò mật mía gặp nhiều khó khăn
Theo anh Hiền, năm nay mía nguyên liệu không đươc mùa, giá thành cao nhưng mật vẫn bán nguyên giá 20.000 đồng/lít như mọi năm. Những năm trước, 2 tấn mía có thể ép thành 200 lít mật nhưng năm nay phải sử dụng đến 2,4 - 2,5 tấn mía nguyên liệu.
Lóng cặn và bọt mật qua màn
"Các lò mật hiện đều phải hoạt động hết công suất nhưng vẫn lo không đáp ứng được nhu cầu mật phụ vụ cho dịp Tết Nguyên đán năm nay", anh Hiền cho biết.
Hơn 1 tuần qua, lò mật gia đình anh Hiền hoạt động cả ngày lẫn đêm với hơn 1000 lít/ngày vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng
Giá mía nguyên liệu tăng nhưng giá mật vẫn giữ nguyên 20.000 đồng/lít
Nói tới mía Tân Kỳ phải nói tới nghề thủ công sản xuất mật của nhân dân các xã Tân Hương, Kỳ Sơn, Nghĩa Hành... Hàng ngàn lít mật mía chất lượng được bán ra thị trường trong dịp Tết hằng năm được khách hàng ưa chuộng.
Hiện khách hàng muốn mua mật tại Kỳ Sơn phải đặt hàng trước 2 đến 3 ngày
Ông Hoàng Thanh An, một hộ sản xuất mật mía trên địa bàn xã Tân Hương cho hay, mỗi ngày gia đình ông sản xuất được 400 lít mật, lượng mật sản xuất ra không đủ cung ứng cho thị trường. Tính đến hết đợt này, gia đình ông cho ra hơn 3000 lít mật. Mỗi lít mật hiện nay có giá 20.000 đồng. Đây là nguồn thu chính của gia đình cũng như các hộ trong xã.
Tác giả bài viết: Thiên Ân
Nguồn tin: