Hiện tại trại lợn của gia đình anh Nguyễn Công Vũ luôn duy trì từ 60 – 70 con, trong đó có hơn 20 mạ lợn nái, mỗi năm lợn cái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 10 -12 con, vừa cung cấp con giống và lợn thương phẩm cho thị trường. ( Trong ảnh anh Nguyễn Công Vũ – áo sơ my ngắn tay màu trắng trao đổi kỹ thuật chăm sóc đàn lợn với cán bộ NN xã Mỹ Thành)
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư, anh Nguyễn Công Vũ đã có thời gian hơn 10 năm “ ăn gió nằm sương” với các công trình thủy lợi từ miền xuôi lên miền ngược. Cuộc sống nay đây, mai đó tuy vất vả nhưng đã cho anh cơ hội tiếp xúc với nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, nhất là ở khu vực miền đồi núi chăn nuôi lợn rừng đem lại thu nhập cao, giá cả, đầu ra ổn định. Năm 2014, anh đã quyết định nghỉ việc, trở về quê mạnh dạn đầu tư hơn 200 trăm triệu đồng để cải tạo mặt bằng hơn 2.000 m2 ở vùng động Quán của gia đình và quy hoạch thành các khu vực chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, lợn thịt bảo đảm khoa học. Anh Nguyễn Công Vũ cho biết: Qua thực tế thấy ở các mô hình và tìm hiểu kiến thức qua sách báo tôi đã ra trang trại chăn nuôi Lợn ở Hà Nội mua 5 con lợn mạ đã chửa về nuôi và cho sinh sản thì thấy rất dễ nuôi. Giống lợn rừng là cá thể ăn tạp, hệ thống tiêu hoá có khả năng hấp thu thức ăn tốt, sức đề kháng cao nên ít dịch bệnh, tận dụng được rất nhiều nguồn thức ăn phụ phẩm mà thôn quê dễ kiếm. Dần dần tôi xây dựng thêm hệ thống chuồng trại để mở rộng quy mô vì cơ bản tôi đã có lợn đực chuẩn mua được của bà con vùng cao cùng với sẵn có lợn hậu bị nên dễ nhân giống.
Theo anh Vũ đối với lợn thịt, một con nuôi trong vòng 7-8 tháng sẽ cho trọng lượng từ 30-35kg, trừ chi phí còn lãi 4 triệu đồng/con, tính ra mỗi năm anh thu lãi trên 200 triệu đồng.
Hiện tại trại lợn của gia đình anh có hơn 20 mạ lợn nái, mỗi năm lợn cái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 10 -12 con. Bằng phương pháp chăn thả gối đàn, nên lúc nào gia đình cũng có từ 60-70 con lợn rừng, vừa cung cấp con giống và lợn thương phẩm cho thị trường. Đối với lợn giống nuôi sinh sản ( Lợn hậu bị ) tuổi đời: 3 - 4 tháng tuổi, cân nặng 20 – 25kg/ con, tùy theo đời, giá bán dao động từ 100 – 250 ngàn đồng/kg. Riêng lợn thịt, một con nuôi trong vòng 7-8 tháng sẽ cho trọng lượng từ 30-35kg, trừ chi phí còn lãi 4 triệu đồng/con. Theo tính toán, mỗi năm xuất bán anh thu lãi trên 200 triệu đồng.
Đối với lợn đến kỳ sinh sản, anh Vũ tách riêng chuồng và khi cho lợn ăn thì ngoài cho lợn ăn rau, cỏ mình phải chú ý cho ăn thức ăn trộn thêm tỏi, vỉ mật.
Lợn rừng tuy đầu tư con giống ban đầu đắt hơn so với giống lợn thường, song bù lại giá thành thương phẩm lại cao, được thị trường ưa chuộng. Anh Nguyễn Công Vũ, xóm Giáp Quán, xã Mỹ Thành, Yên Thành chia sẻ: Để nuôi lợn đẻ tỷ lệ sống cao, giống tốt thì quan trọng nhất vẫn là con đực. quyết định đến 90%. Mình phải tìm được con đực tốt cộng với mẹ thuần chủng, khi cho lợn ăn thì ngoài cho lợn ăn rau, cỏ mình phải chú ý cho ăn thức ăn trộn thêm tỏi, vỉ mật. Tùy vào trọng lượng và thời kỳ chửa đẻ có thể tăng trọng lượng thức ăn lên. Bên cạnh đó, để lợn đảm bảo chất lượng thịt thì thức ăn cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt cho ăn các lọai cỏ, củ, quả, cám gạo kết hợp với các loại men vi sinh, tuyệt đối không cho ăn cám công nghiệp.
Bình quân mỗi lứa lợn sinh sản 10 – 12 con, Đối với lợn giống nuôi sinh sản ( Lợn hậu bị ) tuổi đời: 3 - 4 tháng tuổi, cân nặng 20 – 25kg/ con, tùy theo đời, giá bán dao động từ 100 – 250 ngàn đồng/kg.
Nhờ nắm vững kiến thức khoa học, nguồn thức ăn được tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp, con giống lại tự túc được, nên mỗi năm, gia đình anh xuất chuồng hàng trăm con lợn cho các nhà hàng trong và ngoại tỉnh và các hộ xây dựng mô hình tương tự ở các tỉnh phía bắc. Với kiến thức sẵn có và dám nghĩ dám làm, mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Vũ được nhiều người biết đến, mở ra hướng đi mới, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ông Nguyễn Văn Năm- Chủ tịch Hội nông dân Mỹ Thành, Yên Thành cho biết: Mô hình chăn nuôi Lợn rừng của anh Vũ đã mở ra một hướng đi mới ở địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi đã tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho anh về KHKT, vốn, đến nay đã cho vay không lãi 50 triệu đồng để anh có thêm điều kiện mở rông quy mô trang trại. Chúng tôi cũng lấy đó làm điểm để tổ chức tập huấn, tham quan học hỏi cho bà con bởi thực tế thời tiết diễn biến phức tạp, giống lợn thường hay mắc các dịch bệnh, thì lợn rừng lại có khả năng kháng bệnh rất cao, bán được giá. Ở Mỹ Thành, nhiều hộ dân cũng đã mạnh dạn học hỏi đầu tư xây dựng mô hình. Tương lai không xa, ngoài Gà đồi, Dê, thì sản phẩm Lợn rừng sẽ là thương hiệu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một xã vùng núi, thúc đẩy quá trinh XD NTM ở địa phương./.
Vì được nhân giống từ con đực rừng và lợn mẹ thuần chủng nên lợn con khi sinh ra to, đều và có những hình sọc rất đẹp mắt.
Tác giả bài viết: Anh Tuấn – Phan Hiền - Đài TTTH Yên Thành
Nguồn tin: