Đồng lira hôm nay có lúc mất giá 0,6%, xuống 3,526 lira một USD. Tổng cộng cả năm, nội tệ Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 20% so với USD. Theo ông Steve Hanke - Giám đốc Troubled Currencies Project tại Viện nghiên cứu Cato, con số này đã đủ lớn để được coi là khủng hoảng tiền tệ.
Bất ổn chính trị và khủng bố đã đẩy nền kinh tế quy mô 720 tỷ USD này vào nguy hiểm suốt nhiều tháng nay. Hồi quý III, GDP Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu giảm kể từ năm 2009, với 1,8%. Việc này đã khiến đầu tư nước ngoài vào đây đi xuống.
Đầu tháng này, Tổng thống Tayyip Erdogan còn kêu gọi người dân đổi tiền tiết kiệm từ ngoại tệ sang vàng và lira. Dù giá vàng thế giới đang có một trong những quý tồi tệ nhất hai thập kỷ.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ lại diễn ra ngay khi Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác. Đó là Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu ngừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về quyền thành viên EU, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ khiến các thị trường mới nổi chao đảo và các hành động thất thường của ông Erdogan.
Trong 3 tuần qua, ông đã dọa cho phép 3 triệu người nhập cư tràn vào EU nếu khối này ngừng các cuộc nói chuyện về quyền thành viên. Erdogan cũng phát động cái mà Hanke gọi là "cuộc chiến với ngân hàng trung ương của chính nước mình".
Ông đã không áp dụng biện pháp bình thường khi tiền tệ mất giá, đó là nâng lãi suất. Thay vào đó, ông đề nghị người Thổ Nhĩ Kỳ mua lira và vàng để đẩy giá nội tệ.
Tổng thống này còn yêu cầu đóng cửa nhiều kênh truyền thông xã hội, như Facebook hay Twitter, đồng thời điều tra gần 500 công ty trong nước để tìm kẻ vạch ra kế hoạch đảo chính. Cơ quan giám sát tài chính của nước này - Capital Markets Board cũng không tránh khỏi liên lụy, khiến việc huy động vốn của các công ty gặp khó khăn.
Còn với các công ty Mỹ có đầu tư lớn vào Thổ Nhĩ Kỳ, những biến động này càng khiến họ lo ngại. Microsoft, Intel và Coca-Cola nằm trong nhóm công ty đa quốc gia có trụ sở khu vực đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và đang chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường tại đây.
Bất ổn chính trị và khủng bố đã đẩy nền kinh tế quy mô 720 tỷ USD này vào nguy hiểm suốt nhiều tháng nay. Hồi quý III, GDP Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu giảm kể từ năm 2009, với 1,8%. Việc này đã khiến đầu tư nước ngoài vào đây đi xuống.
Đầu tháng này, Tổng thống Tayyip Erdogan còn kêu gọi người dân đổi tiền tiết kiệm từ ngoại tệ sang vàng và lira. Dù giá vàng thế giới đang có một trong những quý tồi tệ nhất hai thập kỷ.
Đồng lira Thỗ Nhỉ Kỳ đã mất giá gần 20% năm nay. Ảnh: AFP
Theo các nhà kinh tế học, mối lo hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ là nếu bất ổn tiếp tục, dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi nước này và khiến nền kinh tế lung lay. "Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn, sau đảo chính quân sự thất bại tháng 7 năm ngoái", Sinan Ulgen - Giám đốc tại Istanbul Economics nhận xét.Cuộc khủng hoảng tiền tệ lại diễn ra ngay khi Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác. Đó là Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu ngừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về quyền thành viên EU, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ khiến các thị trường mới nổi chao đảo và các hành động thất thường của ông Erdogan.
Trong 3 tuần qua, ông đã dọa cho phép 3 triệu người nhập cư tràn vào EU nếu khối này ngừng các cuộc nói chuyện về quyền thành viên. Erdogan cũng phát động cái mà Hanke gọi là "cuộc chiến với ngân hàng trung ương của chính nước mình".
Ông đã không áp dụng biện pháp bình thường khi tiền tệ mất giá, đó là nâng lãi suất. Thay vào đó, ông đề nghị người Thổ Nhĩ Kỳ mua lira và vàng để đẩy giá nội tệ.
Tổng thống này còn yêu cầu đóng cửa nhiều kênh truyền thông xã hội, như Facebook hay Twitter, đồng thời điều tra gần 500 công ty trong nước để tìm kẻ vạch ra kế hoạch đảo chính. Cơ quan giám sát tài chính của nước này - Capital Markets Board cũng không tránh khỏi liên lụy, khiến việc huy động vốn của các công ty gặp khó khăn.
Còn với các công ty Mỹ có đầu tư lớn vào Thổ Nhĩ Kỳ, những biến động này càng khiến họ lo ngại. Microsoft, Intel và Coca-Cola nằm trong nhóm công ty đa quốc gia có trụ sở khu vực đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và đang chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường tại đây.
Tác giả bài viết: Hà Thu
Nguồn tin: