Đẹp

Kinh hãi dịch vụ làm đẹp bơm môi trái tim thành... môi hoại tử

Bơm môi trái tim: Tốn tiền bơm silicon làm môi căng mọng nhưng nhiều người phải nhập viện vì môi bị biến dạng, hoại tử, phải cắt bỏ cả môi.

Bơm môi trái tim đang là "mốt" làm đẹp của nhiều phụ nữ


‘Rộ’công nghệ tạo môi căng mọng

Trên trang của nhiều cơ sở thẩm mỹ đang rầm rộ quảng cáo các gói làm căng mọng môi, tạo môi hình trái tim, hay thu gọn môi,…

Để lôi kéo khách, nhiều cơ sở còn tung ra những lời có cánh như “muốn sở hữu đôi môi trái tim căng mọng, gợi cảm, không phải đụng chạm tới dao kéo? Bơm môi trái tim không phẫu thuật bằng chất làm đầy là giải pháp an toàn giúp bạn có được đôi môi quyến rũ như những ngọc nữ châu Á”…

Chi phí 1cc chất làm đầy khoảng 6 triệu đồng. Tùy theo hình dáng môi, bác sĩ sẽ tư vấn tăng hoặc giảm lượng chất làm đầy, trung bình mỗi một người sẽ tiêm từ 1- 3cc (tương đương từ 6- 18 triệu đồng).

Ngoài tiêm chất làm đầy, khách hàng có thể tạo môi hình trái tim. Chi phí thực hiện khoảng 8 triệu đồng, thời gian thực hiện trong 40 phút…

Một nạn nhân môi bị hoại tử, biến dạng vì tiêm chất làm đầy


Trào lưu tạo đôi môi trái tim, căng mọng đã “làm mưa làm gió” trên thị trường. Nhiều chị em, đặc biệt là phụ nữ trung niên đua nhau đi làm đẹp, khiến các cơ sở thẩm mỹ mọc có dịch vụ này lên như nấm.

Môi bị hoại tử vì tiêm silicon, chất làm đầy

Mới đây, chị Hồng (23 tuổi), ở Quảng Ninh vừa phải nhập viện do môi bị hoại tử, biến dạng sau khi tiêm chất làm đầy filler tại một spa ở Vạn Kiếp, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Được chủ spa giới thiệu đang làm tại một bệnh viện lớn nên chị không nghi ngờ. Sau hơn một tháng tiêm chất làm đầy, môi dưới của chị Hồng bắt đầu nổi nhiều nốt sùi trắng. Gọi điện thắc mắc thì được khuyên ăn các thực phẩm làm mát cơ thể.

Thực hiện đúng theo hướng dẫn nhưng môi chị Hồng vẫn ngày càng sưng phồng, vỡ loét, mưng mủ, chảy dịch, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Do môi chị Hồng bị hoại tử, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba, phải rạch môi để lấy hết dịch mủ, nguy cơ phải cắt gần hết môi dưới.

Một bệnh nhân nữ, 36 tuối, ở TP HCM cũng phải tới Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM để điều trị do bị dị ứng silicon.

Theo bệnh nhân, 5 năm trước đã tới một cơ sở thẩm mỹ tư nhân tiêm silicon. Thời gian đầu, môi căng mọng như ý, tuy nhiên gần đây xuất hiện những cục lồi lõm, càng để lâu càng co kéo biến dạng.

Lo sợ nên chị đã tới một bệnh viện gần nhà phẫu thuật cắt bớt phần môi không cân đối, nhưng sẹo lồi co kéo khiến đôi môi càng xấu xí hơn.

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phải hết sức thận trọng với các dịch vụ làm đẹp môi bằng chất làm đầy kém an toàn

Bác sĩ đã phẫu thuật lấy hết chất làm đầy ra và tái tạo hình môi sau đó tiêm thuốc làm lành sẹo giúp bệnh nhân cải thiện diện mạo. “Mốt" bơm môi căng mọng bằng silicon lỏng đã từng gây “sốt” một thời. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thẩm mỹ, sau khoảng 3- 5 năm, chất silicon lỏng bị vón thành cục, gây dị ứng, bị cơ thể đẩy dần ra ngoài khiến đôi môi biến dạng mất thẩm mỹ.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bênh viện Việt Nam – Cuba) cho biết, chất làm đầy filler giúp làm phồng căng da mặt, da mắt, xoá nếp nhăn, mọng môi, làm mũi tẹt thành mũi cao, cằm tròn thành cằm dài… Tuy nhiên, hiện có nhiều sản phẩm filler trôi nổi, hàng nhái, giá rẻ được nhiều cơ sở sử dụng. Thậm chí có cả collagen làm từ da trâu (keo da trâu) cũng được sử dụng.

Bác sĩ Thái khuyến cáo, các chất filler rởm khi đưa vào cơ thể nhanh chóng bị đông cứng, vón cục. Khi đó, sẽ tạo thành các u xơ, gây méo vẹo lồi lõm “kỳ cục” ở các vù

Tác giả bài viết: Nhật Minh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP