Cuộc sống

Khuyến cáo mới về tẩy giun cho trẻ

Thay vì một năm tẩy giun 2 lần, tại những vùng nhiễm giun 1-10% người dân chỉ cần tẩy 2 năm một lần.

Bệnh giun sán ký sinh là bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, nước ta có hơn 8,5 triệu trẻ bị nhiễm hoặc có nguy cơ bị nhiễm các loại giun truyền qua đất như giun đũa, giun tóc, giun móc. Nguyên nhân là điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân kém như: đi tiêu bừa bãi còn phổ biến, nhất là vùng nông thôn, miền núi; tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp; thói quen sử dụng phân tươi để bón ruộng; vệ sinh cá nhân còn kém, ít có thói quen rửa tay hàng ngày…

Học sinh trường Tiểu học xã Hạ Bì, huyện Kim Bội, Hòa Bình được phát thuốc tẩy giun miễn phí ngày 29/11. Ảnh: N.Phương.

Một trong những biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ nhiễm giun là tẩy giun định kỳ. Theo ông Trần Công Đại, cán bộ kỹ thuật của WHO, sau 5-6 năm tẩy giun định kỳ cho các nhóm nguy cơ cao (trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ), nếu tỷ lệ nhiễm giun chỉ còn

Căn cứ theo đó, các địa phương sẽ quyết định thực hiện các chiến dịch tẩy giun như thế nào. Theo báo cáo của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau ở các vùng miền, nhiều nơi tỷ lệ nhiễm vẫn rất cao đến 80%. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và vệ sinh kém. Trong đó nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh giun truyền qua đất có khoảng 4 triệu trẻ em mầm non và mẫu giáo, 6 triệu học sinh và 19 triệu phụ nữ tuổi sinh sản.

Để phòng chống bệnh giun truyền qua đất dựa vào trường học, dự án Phòng chống các bệnh giun truyền qua đất được triển khai tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ và Nghệ An, nơi có tỷ lệ trẻ nhiễm giun cao nhất phía Bắc. Mục tiêu là giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, cộng đồng về phòng chống các bệnh giun truyền qua đất. Trong 2 ngày 28-29/11, khoảng 700.000 học sinh tiểu học tại 4 địa phương trên được cho uống thuốc tẩy giun.

Bệnh giun sán gây nên nhiều tác hại khác nhau như thiếu máu, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, gây bệnh gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhiều trường hợp nặng còn có thể tử vong. Bệnh giun, sán cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng quên”.

Thuốc tẩy giun được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Thuốc chống chỉ định cho người người đang mắc bệnh cấp tính, sốt trên 38 độ C, bị một số bệnh mãn tính như suy thận, tim, gan, hen phế quản; có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.

Tác giả bài viết: Phương Trang

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP