Trong khi một số người ăn uống lành mạnh thì các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với việc liệu chúng ta có ăn quá gần giờ đi ngủ hay nhồi nhét tất cả các bữa vào cùng nhau hay thời gian giữa các bữa ăn quá kéo dài. Bởi tất cả những điều này đều tác động đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Bởi Quá trình trao đổi chất của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi nhịp sinh học. Về cơ bản, nhịp sinh học sẽ theo tiêu chuẩn đêm - ngày nhưng ở một số người, những người làm việc đêm hoặc dậy sớm, thức khuya thì nhịp sinh học lại không đơn giản như vậy.
Hiện các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên cho thấy thời điểm của các bữa ăn ảnh hưởng đến tăng cân, phụ thuộc vào thời điểm bạn thức giấc và đi ngủ như thế nào?
Nghiên cứu trước đó cho thấy nhịp sinh học không bình thường sẽ dẫn tới trao đổi chất kém và béo phì - bất kể giờ ăn là như thế nào.
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất là thời gian chờ sau bữa ăn cuối cùng trước khi đi ngủ.
Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Clinical Nutrition tuần qua, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mỡ, chỉ số khối cơ thể và thời gian tiêu thụ thực phẩm.
Họ so sánh những điều này với các thời điểm trong ngày và và nhịp sinh học của từng người.
Đây là lần đầu tiên thời điểm ăn được nghiên cứu trong môi trường thực tế, lien quan với sự xuất hiện của melatonin – đánh dấu sự khởi đầu của giấc ngủ.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng thời điểm ăn uống liên quan đến sự “khởi động” melatonin - 1 chỉ dấu sinh học đêm của cơ thể - vốn liên quan với tỉ lệ mỡ và BMI của cơ thể - không liên quan với thời gian trong ngày – lượng hay thành phần thực phẩm”, trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Andrew W. McHill cho biết.
'Phát hiện này cho thấy thời điểm bạn tiêu thụ calo so với với nhịp sinh học quan trọng đối với sức khỏe hơn thời điểm thực tế”.
TS McHill, nhà nghiên cứu của khoa Rối loạn giấc ngủ và rối loạn tuần hoàn, đã phân tích dữ liệu từ 110 sinh viên đại học trong thời gian quan sát 30 ngày về thời điẻm ngủ và thời điểm ăn thong qua một phần mềm điện thoại.
Cứ mỗi đêm trong 30 ngày nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được Trung tâm điều trị lâm sàng BWH đánh dấu thời điểm melatonin bắt đấu xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cá nhân có tỉ lệ mỡ cơ thể cao sẽ tiêu thụ nhiều calo trong thời gian ngắn trước khi đi ngủ - thời điểm mà melatonin ở mức cao.
Những người có tỉ lệ mỡ cơ thể thấp có xu hướng ăn lần cuối cách xa giờ ngủ nhiều tiếng hơn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết luận này đã cho thấy bằng chứng mới về việc ăn vào buổi tối đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.
Khi nào bạn nên ăn? Nếu bạn thức dậy lúc… 7h snág Và đi ngủ lúc 23h Ăn sáng: 8h Ăn trưa: 12h Bữa phụ: 15 - 16h Bữa tối: không muộn hơn 20h Nếu bạn thức dậy lúc 10h sáng Và đi ngủ lúc 2h sáng Bữa sáng: 11h Bữa trưa: 15h Bữa phụ: 18-19h Bữa tối: không muộn hơn 22h Nếu bạn thức dậy lúc 12h Và đi ngủ lúc 4h sang Bữa sáng: 13h Bữa trưa: 17h Bữa phụ: 20-21h Bữa tối: không muộn hơn 1h sáng |
Tác giả: Nhân Hà
Nguồn tin: Báo Dân trí