Đứng trên cầu Cổ Cò, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng hướng mắt xa xăm là không khí xây dựng tất bật trên các dự án dọc theo sông cùng tên gọi.
Xuôi mái chèo, lão ngư Trần Văn Tâm, trú phường Hòa Quý thoăn thoắt thu lượm mẻ cá bội thu từ con sông hiền hòa. Từ thuở cơ hàn, ông Tâm đã gắn liền với sông Cổ Cò. Hồi đó, vùng này bãi mênh mông sông nước. Sông Cổ Cò uốn lượn qua non nước Ngũ Hành Sơn đổ ra biển Đà Nẵng. Trãi thế thái, con sông bồi lắng, tắc dòng.
“Vừa rồi nghe tin Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ khơi thông con sông thực sự rất vui”, ông Tâm chia sẻ.
Niềm vui mà ông Tâm nghe ấy chính là dự án nạo vét, khơi luồng, xây dựng bờ kè, bến du thuyền, đường, cảnh quan ven sông Cổ Cò. Trong đó, 9 km qua địa phận Đà Nẵng với tổng vốn 486 tỷ đồng. Tại tỉnh Quảng Nam, đoạn sông dài 14km từ Cửa Đại đến phường Điện Dương đang triển khai khơi thông với tổng kinh phí 850 tỷ đồng cũng đang hối hả triển khai.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc triển khai nạo vét sông Cổ Cò thể hiện quyết tâm chính trị của địa phương và lãnh đạo tỉnh đã quy hoạch toàn bộ khu vực ven sông Cổ Cò hình thành tuyến giao thương, du lịch đường thủy để phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Thanh, chính quyền quyết tâm hoàn thành việc nạo vét, khơi thông dòng sông ngay trong năm 2020, góp phần phát triển liên kết giữa hai địa phương thuộc khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Sông Cổ Cò mộng mơ đang dần được khơi thông kéo theo sự phát triển của giao thông, du lịch và bất động sản. |
Cụ thể, việc khơi thông sông Cổ Cò tạo bề mặt sông rộng 90m, đáy rộng 40m. Chưa hết, 2 bên sông còn được xây bờ kè theo quy chuẩn chung, xây dựng đường ven sông, tạo cảnh quan đồng bộ, khớp nối từ Đà Nẵng tới Hội An.
Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” – đây chính là quan niệm xưa khi lựa chọn mảnh đất của ông cha. Theo đó, nó có đầy đủ 3 tiêu chí trên thì quả đúng là thiên thời – địa lợi – nhân hòa... Ở đây, thị là chợ, giang là sông và lộ chính là đường.
Chợ và đường là 2 yếu tố mà con người có thể tạo nên, duy chỉ sông là của thiên nhiên. Sông luôn được ưa chuộng từ bao đời nay. Do đó, những khu vực ven sông, và những nơi có các bến thuyền thường là những nơi trù phú, nhà cửa chợ búa đông đúc, mua bán tấp nập. Còn trong phong thủy, “thủy” tượng trưng cho tiền, mang đến tài lộc, phú quý.
Nắm bắt điều này, theo mạch chảy dòng sông Cổ Cò khơi thông, chuỗi đô thị ven sông cũng sẽ chuyển mình mạnh mẽ. Với đòn bẫy từ 2 đầu cầu Hội An và Đà Nẵng, tương lai không xa, nơi đây sẽ hình thành vùng đô thị du lịch, sinh thái. Điều này là phù hợp với quy hoạch chung của cả Quảng Nam và Đà Nẵng và cả thực tế quy luật phát triển hiện tại.
|
Các dự án ven sông đang hối hả triển khai |
Những ông lớn bất động sản thức thời hối hả đẩy nhanh tiến độ các dự án ven sông Cổ Cò. Phải kể đến như các dự án của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và dịch vụ An Dương như Blue Ocean, Coco Riverside, Rosa Riverside…
Tại dự án Ngọc Dương Coco, các biệt thự này được quy hoạch định hướng, thiết kế mẫu chung mang đặc trưng phố cổ Hội An. Đây là chuỗi biệt thự ven sông, nơi du khách có thể chọn lựa nghỉ ngơi lưu trú, đi xe đạp hoặc xe điện vài cây số tới trung tâm Hội An tham quan, đạp xe đi tắm biển Hà My, Thống Nhất hoặc tản bộ dọc sông, ghé làng rau Trà Quế.
Tại dự án Mallorca River, villa mẫu tại phân khu biệt thự của dự án được xây dựng theo phong cách phóng khoáng, trẻ trung, lãng mạn theo phong cách santorini. Đây là phong cách kiến trúc phù hợp và đặc trưng của các vùng đất ven biển, ven sông. Điểm nhấn nổi bật của dự án là khu vực quảng trường rộng lớn chạy dọc theo mép sông và xuyên suốt toàn dự án.
Những dự án của “ông lớn” An Dương cũng vô cùng được thiên nhiên ưu ái. Ngoài giáp sông Cổ Cò thì còn nằm đối diện khu du lịch sinh thái rừng Hà Gia. Đây là khu du lịch này chuẩn bị được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái tầm khu vực Châu Á, với nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí. Trong quy hoạch, tại khúc sông rừng Hà Gia có bến du thuyền phục vụ du lịch.
Tác giả: Nhâm Thân
Nguồn tin: antt.nguoiduatin.vn