Tước hoa đót là một công việc rất tỉ mẩn
Làm chổi đót qua rất nhiều cung đoạn bao gồm: tước các nhánh của hoa đót bó lại gọi là con đót. Sau khi đủ 4 hoặc 5 con đót sẽ tiến hành xâu chổi. Khi xâu dùng sợi mây hoặc sợi ni lông kết các con đót lại thành chổi. Sau khi bó chổi sẽ xâu “chân tít” nghĩa là cho chổi xòe ra và cố định lại để tăng diện tích bề mặt chổi khi quét.
Bó con đót là khâu đầu tiên trong quá trình xâu chổi
Trong các công đoạn làm chổi, có bước cần kỹ thuật cao nhưng cũng có những bước làm thủ công đơn giản nhẹ nhàng nên huy động được rất nhiều nguồn lao động từ người già đến các em học sinh.
Nghề xâu chổi lại có thể làm quanh năm, hiệu quả nhất là thời điểm mưa gió, nông nhàn. Tiền vốn lại không cao và thu hồi vốn nhanh. Từ làm trong một hộ gia đình đến nay các hộ dân ở làng nghề chổi đót thôn Lĩnh Sơn và thôn Lĩnh Long, nhiều hộ dân đã liên kết lại trong các khâu mua nguyên liêu, sản xuất và tiêu thụ.
Xâu chổi rất cần sự cẩn thận, lành nghề bởi nếu không cẩn thận chiếc chổi sẽ bị xiêu vẹo
Theo những người dân làm chổi, hiện nay, mỗi chiếc chổi đót bán ra từ 25.000- 30.000 đồng, trừ chi phí người sản xuất thu về khoảng từ 12.000- 15.000 đồn. Mỗi ngày một người có thể làm được từ 10- 15 cái chổi, như vậy, thu nhập bình quân mỗi tháng cho một lao động đạt khoảng 4 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập cao ở vùng nông thôn.
Xâu “chân tít” làm cho chổi xòe ra và cố định lại để tăng diện tích bề mặt khi quét
Nhờ có thu nhập ổn định nên hiện tại ở làng nghề Thôn Lĩnh Sơn đã có trên 100 hộ, ở thôn Lĩnh Long có trên 50 hộ gia đình chuyên làm nghề, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động.
Cả làng làm chổi đót
Trước đây, chổi đót Thanh Lĩnh được người dân đem bán ở các chợ trong huyện, nhiều nhất là chợ Dùng nay thì đã được đem bán ở thành phố và mọi miền đất nước. Chổi đót Thanh Lĩnh bền đẹp không những giúp nâng cao đời sống cho người sản xuất mà từng bước tạo ra thương hiệu. Điều này rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Tác giả bài viết: Đình Hà
Nguồn tin: