Trong chiếc váy đỏ tại một đại lý Honda, chị Thanh Nga, làm trong ngành truyền thông Hà Nội, muốn mua xe ga cho con trai học đại học. Sau khi đi một vòng, chị bất ngờ vì giá của Air Blade, chiếc xe mà từ lâu bị gắn với hai từ "làm giá" tới mức có cả những bài phân tích cụ thể và nguyên nhân. Giờ đây, bản sơn từ tính chỉ 41,5 triệu, bản cao cấp là 40,5 triệu và bản thể thao là 38,5 triệu. Như vậy, chị chỉ phải trả thêm 500.000 đồng thay vì tiền triệu như trước đây.
Giải thích cho hiện tượng này nhân viên bán hàng của Honda tại đường Nguyễn Bình Khiêm (Hà Nội) cho biết: "Mấy năm trở lại đây vào hè hầu hết các mẫu xe đều hạ nhiệt không chỉ riêng Air Blade, phần vì học sinh, sinh viên nghỉ hè không có nhu cầu mua xe".
Tại một đại lý khác trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), lượng khách đến xem xe cũng khá vắng vẻ. Nhân viên bán hàng ở đây cho biết, mẫu xe Air Blade phiên bản sơn từ tính giá 41,3 triệu có nghĩa chỉ còn chênh 200.000 đồng và tương tự với các phiên bản còn lại.
Người bán hàng còn nói thêm đây là thời điểm tốt nhất để mua xe trong năm, nếu quyết lấy xe ngay có thể "ra lộc" thêm chút ít.
Hiện tượng Air Blade về sát với giá đề xuất là hệ quả của nhiều nguyên nhân, chứ không chỉ riêng mùa vụ. Bởi những dòng đưa ưa chuộng như Vision và SH vẫn đang chênh tới 5-7 triệu đồng.
Anh Nguyễn Nam, người có kinh nghiệm lâu năm kinh doanh xe máy, cho rằng phân khúc của Air Blade đã bão hòa bởi các đối thủ như Yamaha Nouvo cũng chịu tình cảnh tương tự. Honda dùng hết công suất để tận dụng giai đoạn thị trường lên cơn "sốt" nên vì thế không còn không gian cho các thế hệ xe tiếp theo.
Minh chứng là dù thay đổi thiết kế bắt mắt hơn, động cơ 125 khỏe hơn và cải tiến các điểm yếu, Air Blade vẫn không thể tạo nên sức hút như trước.
Nguyên nhân nữa là Air Blade chỉ dành cho nam mà đối tượng khách hàng này rất dễ thay đổi nhu cầu, đặc biệt là xu hướng nâng cấp lên các dòng cao cấp hơn hoặc chuyển sang chơi xe côn tay. Thực tế là việc SH125 sau khi lắp ráp có mức giá chỉ trên 66 triệu đồng đã lấy không ít khách hàng của Air Blade. Về thiết kế, độ tiện dụng và sang trọng, SH cao hơn hẳn.
"Ngoài ra, chính Winner của Honda có thể là cú đấm chót cho sự đi ngang và bắt đầu suy giảm của Air Blade", anh Nam nhận xét.
Air Blade trình làng lần đầu tiên năm 2007 và lập tức tạo nên cơn sốt chưa từng có trên thị trường xe máy Việt Nam. Mỗi xe bị kênh giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là vì sao Honda lại để tình trạng khan hàng xảy ra, hay là công ty này cố tình tạo nên cơn sốt ảo. Câu trả lời duy nhất của hãng xe Nhật lúc đó là đã không lường trước được nhu cầu thị trường.
Đến 2011, Air Blade có thế hệ mới nhưng không được đánh giá cao và chỉ hơn một năm sau đổi sang bản mới. Sức hút dần giảm đi khi mức chênh giá giao động trong khoảng 4-5 triệu đồng.
Sang 2015, Air Blade chuyển sang thế hệ tiếp theo vào cuối năm. Tình trạng tăng giá chỉ xảy ra một thời gian ngắn và gần như không tạo nên cơn sốt nào. Dù thực tế thiết kế mới góc cạnh và sắc nét hơn. Động cơ cải tiến đi kèm hàng loạt công nghệ như đèn pha LED, hệ thống ngắt máy khi dừng quá 3 giây.
Giải thích cho hiện tượng này nhân viên bán hàng của Honda tại đường Nguyễn Bình Khiêm (Hà Nội) cho biết: "Mấy năm trở lại đây vào hè hầu hết các mẫu xe đều hạ nhiệt không chỉ riêng Air Blade, phần vì học sinh, sinh viên nghỉ hè không có nhu cầu mua xe".
Honda Air Blade 125 mới ra mắt 2015.
Tại một đại lý khác trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), lượng khách đến xem xe cũng khá vắng vẻ. Nhân viên bán hàng ở đây cho biết, mẫu xe Air Blade phiên bản sơn từ tính giá 41,3 triệu có nghĩa chỉ còn chênh 200.000 đồng và tương tự với các phiên bản còn lại.
Người bán hàng còn nói thêm đây là thời điểm tốt nhất để mua xe trong năm, nếu quyết lấy xe ngay có thể "ra lộc" thêm chút ít.
Hiện tượng Air Blade về sát với giá đề xuất là hệ quả của nhiều nguyên nhân, chứ không chỉ riêng mùa vụ. Bởi những dòng đưa ưa chuộng như Vision và SH vẫn đang chênh tới 5-7 triệu đồng.
Anh Nguyễn Nam, người có kinh nghiệm lâu năm kinh doanh xe máy, cho rằng phân khúc của Air Blade đã bão hòa bởi các đối thủ như Yamaha Nouvo cũng chịu tình cảnh tương tự. Honda dùng hết công suất để tận dụng giai đoạn thị trường lên cơn "sốt" nên vì thế không còn không gian cho các thế hệ xe tiếp theo.
Minh chứng là dù thay đổi thiết kế bắt mắt hơn, động cơ 125 khỏe hơn và cải tiến các điểm yếu, Air Blade vẫn không thể tạo nên sức hút như trước.
Nguyên nhân nữa là Air Blade chỉ dành cho nam mà đối tượng khách hàng này rất dễ thay đổi nhu cầu, đặc biệt là xu hướng nâng cấp lên các dòng cao cấp hơn hoặc chuyển sang chơi xe côn tay. Thực tế là việc SH125 sau khi lắp ráp có mức giá chỉ trên 66 triệu đồng đã lấy không ít khách hàng của Air Blade. Về thiết kế, độ tiện dụng và sang trọng, SH cao hơn hẳn.
"Ngoài ra, chính Winner của Honda có thể là cú đấm chót cho sự đi ngang và bắt đầu suy giảm của Air Blade", anh Nam nhận xét.
Air Blade trình làng lần đầu tiên năm 2007 và lập tức tạo nên cơn sốt chưa từng có trên thị trường xe máy Việt Nam. Mỗi xe bị kênh giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là vì sao Honda lại để tình trạng khan hàng xảy ra, hay là công ty này cố tình tạo nên cơn sốt ảo. Câu trả lời duy nhất của hãng xe Nhật lúc đó là đã không lường trước được nhu cầu thị trường.
Đến 2011, Air Blade có thế hệ mới nhưng không được đánh giá cao và chỉ hơn một năm sau đổi sang bản mới. Sức hút dần giảm đi khi mức chênh giá giao động trong khoảng 4-5 triệu đồng.
Sang 2015, Air Blade chuyển sang thế hệ tiếp theo vào cuối năm. Tình trạng tăng giá chỉ xảy ra một thời gian ngắn và gần như không tạo nên cơn sốt nào. Dù thực tế thiết kế mới góc cạnh và sắc nét hơn. Động cơ cải tiến đi kèm hàng loạt công nghệ như đèn pha LED, hệ thống ngắt máy khi dừng quá 3 giây.
Tác giả bài viết: Ngọc Điệp