Vì sao đội tuyển Việt Nam không ghi được bàn nào từ các pha không chiến là điều không khó để trả lời. Tất cả các tiền đạo của đội tuyển dưới thời HLV Nguyễn Hữu Thắng từ Công Vinh, Văn Quyết, Công Phượng, hoặc những người có thể đá tiền đạo khi cần là Thành Lương và Văn Toàn đều bất lợi lớn về thể hình (người cao nhất trong số này là Công Vinh chỉ 1m70).
Thành ra, nhiều tình huống chỉ cần giải quyết đơn giản là treo bóng vào trung lộ để đánh đầu, một khi đối phương phòng ngự số đông, đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng không thực hiện được. Cũng thành ra, đội tuyển Việt Nam luôn phải chọn phương án tấn công phức tạp nhất trong mọi tình huống, dẫn đến thông số rằng đội tuyển trong trận bán kết lượt về kiểm soát bóng đến hơn 70%, nhưng khâu tiếp cận mành lưới của đối thủ vẫn không hơn Indonesia.
Vấn đề nằm ở chỗ bóng đá Việt Nam hiện nay không phải khan hiếm đến mức thiếu trung phong lực lưỡng, mà Anh Đức (B.Bình Dương) và Duy Long (Sài Gòn FC) là những ví dụ điển hình. Họ cũng chơi khá tại V-League, riêng Anh Đức còn đá hay tại AFC Champions League, nhưng rốt cuộc không ai có tên trong danh sách dự AFF Cup.
Thành ra, nhiều tình huống chỉ cần giải quyết đơn giản là treo bóng vào trung lộ để đánh đầu, một khi đối phương phòng ngự số đông, đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng không thực hiện được. Cũng thành ra, đội tuyển Việt Nam luôn phải chọn phương án tấn công phức tạp nhất trong mọi tình huống, dẫn đến thông số rằng đội tuyển trong trận bán kết lượt về kiểm soát bóng đến hơn 70%, nhưng khâu tiếp cận mành lưới của đối thủ vẫn không hơn Indonesia.
Vấn đề nằm ở chỗ bóng đá Việt Nam hiện nay không phải khan hiếm đến mức thiếu trung phong lực lưỡng, mà Anh Đức (B.Bình Dương) và Duy Long (Sài Gòn FC) là những ví dụ điển hình. Họ cũng chơi khá tại V-League, riêng Anh Đức còn đá hay tại AFC Champions League, nhưng rốt cuộc không ai có tên trong danh sách dự AFF Cup.
Đội tuyển Việt Nam quá kém ở khả năng không chiến (ảnh: Gia Hưng)
Việc không có phương phụ ở vị trí trung phong (ngoại trừ Công Vinh gần như được ấn định suất chính thức) còn dẫn đến việc đội tuyển Việt Nam thiếu phương án phụ trên hàng tiền đạo, thiếu phương án trong khâu ghi bàn. Ngay cả khi Công Vinh bị phong toả (điều rất hay gặp đối với các tiền đạo), đội tuyển Việt Nam cũng không có người thay.
Ngoài việc không chiến tồi, đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng tại AFF Cup còn thiếu các đòn đánh từ tuyến hai, nhất là các pha sút xa, cũng như không nhuần nhuyễn ở việc khai thác các tình huống cố định.
Đây lại là điều lạ khác, vì trong tay HLV Nguyễn Hữu Thắng có rất nhiều chuyên gia đá phạt, từng khẳng định được khả năng ở CLB gồm Xuân Trường, Công Phượng, Công Vinh, Thành Lương, Vũ Minh Tuấn.
HLV Nguyễn Hữu Thắng cũng không có phương án phụ trong lối chơi lẫn nhân sự khi cần (ảnh: Gia Hưng)
Đấy có thể là vấn đề xuất phát từ chất lượng của các buổi tập. Khâu dàn xếp, phối hợp đá phạt ở các buổi tập không được nhuần nhuyễn thì ắt dẫn đến khó phát huy tác dụng trong các trận đấu chính thức.
Rồi cũng về mặt con người, HLV Nguyễn Hữu Thắng nhiều phen lúng túng khi một số vị trí được đánh giá là chắc suất đá chính gặp trục trặc về phong độ hoặc sức khoẻ.
Nhưng trường hợp của Hoàng Thịnh, tiền vệ của Thanh Hoá chấn thương trong cả 2 lượt trận bán kết, và đội tuyển Việt Nam yếu ngay ở khâu phòng ngự từ xa và dứt điểm từ tuyến hai.
Người ta lại càng tiếc cho quyết định loại Huy Toàn của HLV Nguyễn Hữu Thắng. Huy Toàn là một tiền vệ có khả năng gây bùng nổ rất cao, dứt điểm từ xa khá tốt dưới thời HLV Miura. Càng tiếc cho sự vắng mặt của nhiều cầu thủ triển vọng khác từ các đội như SHB Đà Nẵng, Khánh Hoà... những đội bóng liên tục gây ấn tượng tại V-League trong nhiều năm liền, nhưng lại không có mấy cầu thủ được gọi lên tuyển ở các đợt tập trung.
Đáng tiếc cho đội tuyển Việt Nam khi chúng ta không thể vượt qua Indonesia để hoàn thành nhiệm vụ vào chung kết, cho dù Indonesia cũng chưa thật hay trong các trận bán kết. Nhưng điều đáng tiếc ấy có thể đã tránh được, giá như HLV Nguyễn Hữu Thắng mở rộng diện tuyển chọn nhân sự cho đội tuyển.
Tác giả bài viết: Kim Điền
Nguồn tin: