Có một sự thật hiển nhiên là sau khi đi chơi, hẹn hò, mua quà tặng nhau dịp lễ… thì cả hai mới có thể thành đôi được. Không ai yêu nhau mà cứ nhìn nhau qua màn hình điện thoại là tim đập, chân run và vui mãi được. Hơn nữa, một mái nhà tranh hiếm khi có 2 trái tim vàng. Bởi tiền chi phối ít nhiều cảm xúc, lý trí của chúng ta trong cuộc sống.
Vậy, tình phí - chuyện đau đầu nhất khi yêu phải ứng xử, giải quyết sau cho đúng? Tư tưởng đàn ông ga lăng, lịch thiệt luôn là người chi trả cho mỗi buổi hẹn hò dường như đã “lỗi thời” ở những buổi hẹn tiếp theo. Nhiều người nói con gái thực dụng bởi luôn coi cánh mày râu là một cái máy ATM tự động muốn ăn, mặc hay làm bất cứ điều gì thì tiền sẽ “tự động” nhả ra. Ấy thế mà cô gái tranh nhau trả tiền với bạn trai và bị giận thì nên nói sao?
Ảnh minh họa. |
Câu chuyện “Giận nhau chỉ vì tranh trả tiền” nhanh chóng thu hút sự quan tâm của mọi người bởi vấn đề nan giải này luôn khiến các cặp đôi đau đầu.
Mở đầu, cô gái chia sẻ về câu chuyện yêu xa của bản thân và bạn trai. Cô gái đang làm việc tại Sài Gòn còn bạn trai ở Đài Loan. Cô chuẩn bị sang thăm gia đình bạn trai và đang đau đầu về vấn đề tiền bạc.
“Công việc của mình ở Việt Nam cũng tạm so với Sài Gòn đắt đỏ. Từ trước đến giờ khi quen bạn trai, mình luôn ý thức được mọi thứ cần sòng phẳng tuy không phải quá rạch ròi. Mình không thích việc mỗi lần đi ăn đi chơi, việc trả tiền luôn từ phía nam.
Quen anh, mình bị không ít phản đối từ gia đình, lời ra tiếng vào từ mọi người xung quanh là ham của lạ, ham tiền. Chính vì thế, mình luôn nói là không muốn tiêu tiền của anh nhưng anh cứ ừ xong vẫn không đồng ý.
- Em hiện tại chưa có dư nên anh lo cho em. Sau này, em có trả lại anh cũng được”.
Ảnh minh họa. |
Cô nàng chia sẻ thêm hiện các bữa ăn đã giảm dần từ 250.000-300.000 đồng còn 100.000-150.000 đồng để tiết kiệm cho tương lai. Mặc dù vậy nhưng khi cô nàng nói sang bên Đài Loan, anh chàng nói sẽ chi 1.000.000 đồng/người để mời bạn bè tụ họp cùng khiến cô “choáng”.
“- Đắt thế! Thôi em không đi! (Mình biết chắc ông sẽ không cho mình trả nên từ chối, mặt khác ăn xong chầu này cũng đói chết).
- Em sang đây là khách nên anh mời dù sao cũng phải mỗi ngày đều ăn như vậy nên đừng lo. Lần sau anh sang, em mời lại là được (Trong khi ăn xong lần nào cũng tranh thủ trả).
- Không cần đâu! Em trả phần em!
- Em để anh trả. Em trả xong về ăn mì gói đúng không?
- Em có tiền.
- Tiền ở đâu có dư? Biết thế không nói trước giá với em.
Sau đó, anh liệt kê một loạt sinh hoạt phí và kết luận không dư. Nhiều người nói có người nuôi ăn cho tiền sướng quá còn đòi hỏi gì, bày đặt làm giá. Mọi người có hiểu cảm giác tiêu tiền con trai suốt “nhục” như thế nào không? Bản thân làm ra tiền phải tiêu của người khác thì vô dụng lắm! Giờ thì hai đứa giận nhau không ai nói chuyện với ai. Thường công cụ liên lạc duy nhất là điện thoại thì cũng im thin thít”.
Ảnh minh họa. |
Ngay sau khi xuất hiện, câu chuyện nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Con trai muốn “nhân giống và bảo tồn” cô gái này. Về phía con gái, họ bày cho cô nàng một số cách để cô nàng không đau đầu về tình phí.
“Em có em gái không giới thiệu anh? Những người như em chắc phải ghi vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn gấp”, tài khoản Đ.T hài hước bình luận.
“Ban đầu, những người con trai sẽ có “sĩ diện” khá cao, bạn đã động vào lòng tự trọng của họ. Bạn có thể để lần sau khéo léo tặng 1 món quà cho gia đình bạn trai hay bạn trai mà không trong dịp đặc biệt nào!”, tài khoản T.P bày tỏ quan điểm.
Hiện bài viết vẫn đang thu hút sự chú ý của mọi người.
Tác giả: Mina
Nguồn tin: saostar.vn