Mặc dù các sản phẩm bột chiên này, luôn bị làm giả làm nhái, đánh lừa người tiêu dùng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, người tiêu dùng đã bị lừa khi không phân biệt được đâu là hàng nhái đâu là hàng chính hãng, từ đó gây ra sự nhầm lẫn khi bỏ tiền thật mà lại mua phải hàng giả.
Khi hàng giả, hàng nhái phơi đầy, công khai trên thị trường, kể cả các chủ hộ kinh doanh thương mại cũng còn rất chủ quan để đưa ra quan điểm, hàng hóa đã được các cơ quan chức năng kiểm tra liên tục, thì chắc chắn phải là hàng thật, vậy điều mà làm cho người tiêu dùng lo lắng là các cơ quan chức năng có nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng như thế nào mà để hàng giả hàng nhái cứ lộng hành công khai trên thị trường.
Phóng viên phát hiện "Thanh Thanh Hiệu Đồng Tiền" xâm phạm quyền SHTT của cơ sở "Hiệu Đồng Tiền" bán tràn ngập thị trường tỉnh Hưng Yên. |
Một chủ kinh doanh các sản phẩm tạp hóa và thực phẩm tại huyện Đông Mỹ, Hưng Yên khi bị đội Quản lý thị trường số 9 ập vào kiểm tra sản phẩm bột chiên giòn, thì ngay trên sạp bày đầy dãy sản phẩm bột chiên giòn mang nhãn hiệu “Thanh Thanh, hiệu Đồng tiền” nhái. Khi chủ kinh doanh bị thu sản phẩm, thì đưa ra lý do là không biết phân biệt đâu là bột chiên giòn "hiệu Đồng tiền” thật, đâu là giả, nhái, khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra nói ra mới biết. Tuy nhiên, chủ kinh doanh không xuất trình được bất cứ một loại giấy tờ nào cho sản phẩm này. Như vậy, mặc dù các chủ kinh doanh biết rõ là giá cả của sản phẩm này không có nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn bán, vì giá cả thấp hơn so với sản phẩm chính hãng.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Việc hàng hóa bán trôi nổi, bán một cách công khai nhất là các sản phẩm thuộc về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, một phần do sự ham lời nhiều của các chủ kinh doanh, mà cố tình nhập hàng nhái, hàng giả để tiêu thụ trên thị trường, bất chấp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng chưa quản lý chặt chẽ, thường xuyên, để cho các chủ kinh doanh không thượng tôn pháp luật, đã công khai bán hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Rõ ràng, họ biết đang bán sản phẩm nhái, nhưng vẫn công khai bầy trên sạp hàng không cần cất giấu, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Khi chúng ta đang phải chống “quốc nạn thực phẩm bẩn” . Thủ tướng chính phủ đang kêu gọi đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các cơ quan ban ngành cùng bắt tay vào cuộc một cách quyết liệt, không khoan nhượng đối với thực phẩm bẩn. Thế nhưng hàng giả, hàng nhái hàng ngày hàng giờ vẫn nhan nhản trên thị trường, người tiêu dùng đang đang mất lòng tin vào các cơ quan chức năng.
Chị Mai tại Thành phố Vinh- Nghệ An chia sẻ: Hàng ngày, tôi đi chợ mua bột chiên giòn, tôi thấy cứ có nhãn hiệu giống "hiệu Đồng tiền” là mua vì tôi tin tưởng dùng sản phẩm này lâu rồi, nhưng bây giờ trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm như Asean “hiệu Đồng tiền”, “Thanh Thanh hiệu Đồng tiền”, “ hiệu Đồng xu”… là mua vì nghĩ rằng hàng hóa được bán đầy trong các đại lý lớn rất đáng tin. Dù sao thực phẩm bày bán công khai trên thị trường phải được các ban ngành thường xuyên kiểm tra để phát hiện hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng chúng tôi chứ”.
Phải “diệt” từ gốc
|
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhiều mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nhưng các sản phẩm nhái vẫn lưu hành công khai trên thị trường, mặccho các cơ quan , như quản lý thị trường… vào cuộc. Phải chăng các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm đối với người tiêu dùng, bởi lẽ không có biện pháp mạnh nào để ngăn chặn được hàng nhái, vì hàng nhái vẫn đang sản xuất mạnh, và lưu thông không gặp một chướng ngại vật nào.
Những doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất, như cơ sở sản xuất bột chiên giòn “hiệu Đồng tiền” do ông Phạm Tiến Thành - đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu “hiệu Đồng tiền” sản xuất tại 62 Nguyễn tư Giản - Phúc Tân Hoàn Kiếm - Hà Nội, đã mang đơn lên bộ khoa học và công nghệ hàng chục lần để giám định về các sản phẩm của các công ty nêu trên, và đã có kết luận giám định xâm phạm quyền SHTT của sản phẩm bột chiên giòn “hiệu Đồng tiền” của cơ sở ông, và ông cũng đã làm đơn đi khắp các cơ quan có chức năng, để kêu cứu và kết hợp với các cơ quan chức năng, nhưng đến nay ông cũng đã mệt mỏi, vì hàng nhái của những công ty này vẫn đang sản xuất và tiêu thụ mạnh hơn, công khai, và thách thức pháp luật.
Điều đáng nói, tại sao những công ty này vẫn được sản xuất, phải chăng có sự “bao che” của các cơ quan chức năng cho doanh nghiệp sản xuất tràn lan, đem đi tiêu thụ công khai.
Để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn hàng chính hãng và hàng nhái, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đề nghị các cơ quan chức năng, kiểm tra, rà soát, và có những biện pháp xử phạt nặng, bằng nhiều biện pháp, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng giả, hàng nhái, để hàng hóa trên thị trường được bày bán là những sản phẩm chính hãng, lấy lại lòng tin cho người tiêu dùng.
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự?
Điều 5.A.3.1: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính (Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.3 Chương này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Điều 5.A.3.2: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
(Điều 212, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Điều 5.A.3.3: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
(Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Tác giả: Thái - Đăng Hoan
Nguồn tin: Báo Gia đinh & Pháp luật