Loic Gautier (26 tuổi) và Pierre-Antoine Brun (28 tuổi) đến Việt Nam cách đây hơn 3 năm. Sau thời gian giữ vị trí giám đốc cấp cao của Groupon và Lazada, cả hai nhận ra thị trường này đang chen chúc cạnh tranh ở những mặt hàng phổ thông, giá từ siêu rẻ đến rẻ và trung bình… Tuy nhiên, phân khúc hàng hiệu thì không ai ngó đến, trong khi tầng lớp trung lưu đang tăng lên mạnh mẽ. Vậy là cả hai quyết định cùng thành lập Leflair - một trang thương mại điện tử theo mô hình B2C chuyên bán hàng hiệu, chủ yếu là đồ thời trang như: quần áo, túi xách, nước hoa hay đồng hồ… Mục tiêu của trang này là thỏa mãn "cơn khát" hàng hiệu của người Việt nhưng với giá rẻ nhất có thể, thay vì phải săn hàng từ các nguồn xách tay, nhập lậu hay chờ đến khi cửa hàng treo bảng “Sale off”.
Các mặt hàng tại đây có giá từ vài trăm đôla đến một, hai nghìn đôla, tức là nhóm “affordable luxury” (hàng hiệu giá mềm). Theo nhận định của Loic Gautier, sự chuyển mình từ nước có thu nhập thấp lên thu nhập trung bình đã tạo ra một tầng lớp trung lưu với nhu cầu khẳng định bản thân bằng hàng hiệu. Ở Việt Nam tất nhiên cũng có những người chi hàng nghìn đôla mà "không nhìn giá". Tuy nhiên, số lượng này còn ít trong khi nhóm người chịu chi nhưng phải là giá tốt nhất thì lại nhiều.
“Phần lớn khách hàng của chúng tôi có thu nhập trong phân khúc trung bình đến cao. Dù chịu chi nhưng họ vẫn khá cẩn trọng trong chi tiêu, họ muốn hàng hoá chất lượng nhưng giá mềm, phù hợp với túi tiền. Và để đạt được điều đó thì thương mại điện tử chính là giải pháp vì chúng tôi không chịu áp lực chi phí từ mặt bằng, nhân công, quản lý cửa hàng… nên có thể đưa ra mức giá bán thấp hơn ở tiệm bán lẻ”, Loic Gautier chia sẻ.
Tuy nhiên, để lập một trang chuyên bán hàng hiệu không phải dễ dàng. Khó khăn lớn nhất trong những ngày đầu ra đời là nguồn hàng. Cả hai luôn nhận được sự hoài nghi của nhà cung cấp về uy tín của dự án.
“Đối với thương hiệu cao cấp, việc chọn lựa kênh phân phối phù hợp hình ảnh thương hiệu là điều cực kỳ quan trọng, nên tôi hiểu tại sao họ lại khó khăn với chúng tôi như thế. Vì thế, những ngày đầu, chúng tôi cần rất nhiều tiền để mua thật nhiều hàng. Và phần vì quá mới, khách hàng chưa đủ niềm tin với chúng tôi, khả năng "ngậm" hàng cao và vốn sẽ bị ứ đọng ở hàng hoá trong khi công ty cần chi phí cho những việc khác để tiếp tục xây dựng trang web”, Pierre cho biết.
Đến nay, Leflair đang là kênh phân phối của hơn 200 thương hiệu nổi tiếng. 80% sản phẩm đến từ những nhà cung cấp tại Việt Nam. Về lâu dài, công ty có kế hoạch cân đối 50-50 giữa hàng nhập trực tiếp từ các thương hiệu và các đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam. Sau 8 tháng vận hành, trang bán đồ hiệu này đã có hơn 220.000 thành viên với mức doanh thu tăng gấp đôi mỗi 3 tháng và chi phí marketing được tiết lộ là thấp đến mức “không thể ngờ”.
Điều đau đầu nhất cho thương mại điện tử ở Việt Nam là khả năng sinh lời. Giá đơn hàng trung bình tương đối thấp nên doanh nghiệp phải có ít nhất vài trăm nghìn đơn hàng mỗi ngày thì mới có lợi nhuận. Tuy nhiên, do chi phí vận hành cao nên nhà đầu tư phải rót rất nhiều tiền, thậm chí là cả chục triệu đôla mới có thể phát triển rộng và sinh lời. Trong khi đó, Loic Gautier cho rằng, bán đồ hiệu lại là câu chuyện khác.
“Hiện nay giá đơn hàng trung bình trên trang web của chúng tôi cao gấp nhiều lần những trang khác, cao nhất trong các trang thương mại điện tử ở Việt Nam. Vì thế, chúng tôi có thể phát triển bền vững mà không phải thoả hiệp vào chất lượng để sinh lời, không chịu quá nhiều áp lực vào việc bị đầu tư nắm quyền kiểm soát”.
Hồi tháng 6/2016, Leflair cũng vừa nhận được đầu tư vòng 2 từ Quỹ đầu tư 500 Startups, sau khi có đầu tư vòng 1 từ Apple Tree Group và một số nhà đầu tư cá nhân. Hai doanh nhân 8x đang chuẩn bị mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á. Cả 2 bày tỏ tham vọng không nhỏ cho kế hoạch sắp tới.
“Đông Nam Á là nơi có thuế nhập khẩu cao, làm cho giá thành sản phẩm bị dội lên khá nhiều. Việt Nam là ví dụ điển hình. Tuy nhiên, đây cũng là nơi thương mại điện tử đang rất phát triển và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn. Chúng tôi sẽ kết nối với tất cả nhà cung cấp ở những nước này để người tiêu dùng của khu vực đều có thể chạm tay vào bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào mà họ yêu thích”, Loic và Pierre nói.
Các mặt hàng tại đây có giá từ vài trăm đôla đến một, hai nghìn đôla, tức là nhóm “affordable luxury” (hàng hiệu giá mềm). Theo nhận định của Loic Gautier, sự chuyển mình từ nước có thu nhập thấp lên thu nhập trung bình đã tạo ra một tầng lớp trung lưu với nhu cầu khẳng định bản thân bằng hàng hiệu. Ở Việt Nam tất nhiên cũng có những người chi hàng nghìn đôla mà "không nhìn giá". Tuy nhiên, số lượng này còn ít trong khi nhóm người chịu chi nhưng phải là giá tốt nhất thì lại nhiều.
Loic Gautier (26 tuổi) và Pierre (28 tuổi) từng giữ vị trí cấp cao tại các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam trước khi lập ra Leflair.
“Phần lớn khách hàng của chúng tôi có thu nhập trong phân khúc trung bình đến cao. Dù chịu chi nhưng họ vẫn khá cẩn trọng trong chi tiêu, họ muốn hàng hoá chất lượng nhưng giá mềm, phù hợp với túi tiền. Và để đạt được điều đó thì thương mại điện tử chính là giải pháp vì chúng tôi không chịu áp lực chi phí từ mặt bằng, nhân công, quản lý cửa hàng… nên có thể đưa ra mức giá bán thấp hơn ở tiệm bán lẻ”, Loic Gautier chia sẻ.
Tuy nhiên, để lập một trang chuyên bán hàng hiệu không phải dễ dàng. Khó khăn lớn nhất trong những ngày đầu ra đời là nguồn hàng. Cả hai luôn nhận được sự hoài nghi của nhà cung cấp về uy tín của dự án.
“Đối với thương hiệu cao cấp, việc chọn lựa kênh phân phối phù hợp hình ảnh thương hiệu là điều cực kỳ quan trọng, nên tôi hiểu tại sao họ lại khó khăn với chúng tôi như thế. Vì thế, những ngày đầu, chúng tôi cần rất nhiều tiền để mua thật nhiều hàng. Và phần vì quá mới, khách hàng chưa đủ niềm tin với chúng tôi, khả năng "ngậm" hàng cao và vốn sẽ bị ứ đọng ở hàng hoá trong khi công ty cần chi phí cho những việc khác để tiếp tục xây dựng trang web”, Pierre cho biết.
Đến nay, Leflair đang là kênh phân phối của hơn 200 thương hiệu nổi tiếng. 80% sản phẩm đến từ những nhà cung cấp tại Việt Nam. Về lâu dài, công ty có kế hoạch cân đối 50-50 giữa hàng nhập trực tiếp từ các thương hiệu và các đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam. Sau 8 tháng vận hành, trang bán đồ hiệu này đã có hơn 220.000 thành viên với mức doanh thu tăng gấp đôi mỗi 3 tháng và chi phí marketing được tiết lộ là thấp đến mức “không thể ngờ”.
Điều đau đầu nhất cho thương mại điện tử ở Việt Nam là khả năng sinh lời. Giá đơn hàng trung bình tương đối thấp nên doanh nghiệp phải có ít nhất vài trăm nghìn đơn hàng mỗi ngày thì mới có lợi nhuận. Tuy nhiên, do chi phí vận hành cao nên nhà đầu tư phải rót rất nhiều tiền, thậm chí là cả chục triệu đôla mới có thể phát triển rộng và sinh lời. Trong khi đó, Loic Gautier cho rằng, bán đồ hiệu lại là câu chuyện khác.
“Hiện nay giá đơn hàng trung bình trên trang web của chúng tôi cao gấp nhiều lần những trang khác, cao nhất trong các trang thương mại điện tử ở Việt Nam. Vì thế, chúng tôi có thể phát triển bền vững mà không phải thoả hiệp vào chất lượng để sinh lời, không chịu quá nhiều áp lực vào việc bị đầu tư nắm quyền kiểm soát”.
Hồi tháng 6/2016, Leflair cũng vừa nhận được đầu tư vòng 2 từ Quỹ đầu tư 500 Startups, sau khi có đầu tư vòng 1 từ Apple Tree Group và một số nhà đầu tư cá nhân. Hai doanh nhân 8x đang chuẩn bị mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Đông Nam Á. Cả 2 bày tỏ tham vọng không nhỏ cho kế hoạch sắp tới.
“Đông Nam Á là nơi có thuế nhập khẩu cao, làm cho giá thành sản phẩm bị dội lên khá nhiều. Việt Nam là ví dụ điển hình. Tuy nhiên, đây cũng là nơi thương mại điện tử đang rất phát triển và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn. Chúng tôi sẽ kết nối với tất cả nhà cung cấp ở những nước này để người tiêu dùng của khu vực đều có thể chạm tay vào bất cứ thương hiệu nổi tiếng nào mà họ yêu thích”, Loic và Pierre nói.
Tác giả bài viết: Viễn Thông