Kinh tế

Formosa, biến đổi môi trường là những thách thức lớn cho phát triển bền vững của Việt Nam

Theo Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam không chỉ thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo mà còn xây dựng các cơ chế pháp luật liên quan đến phát triển bền vững, cảnh báo sớm những nguy cơ đối với Việt Nam trong vấn đề này. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã và đang thách thức lớn cho Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Tiên Phong, Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng: Sự cố Formosa vừa xảy ra đối với các tỉnh miền trung Việt Nam là hồi chuông cảnh báo, nó là thách thức trong điều tiết, giám sát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Việt Nam đang phải giải quyết vấn nạn môi trường song song với nhiệm vụ phát triển bền vững nền kinh tế
Ngoài ra, Đại diện của UNDP cho rằng, những vấn đề phát sinh mới về biến đổi khí hậu như: Hạn hán, ngập mặn và thiếu nước tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đặt ra thách thức to lớn yêu cầu phải cải tổ hệ thống sản xuất, cơ cấu mùa vụ.

Với 7 mục tiêu lớn với 115 mục tiêu cụ thể, Chương trình Nghị sự 2030 Phát triển bền vững Việt Nam nhấn mạnh vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia. Xây dựng cơ chế tài chính để hỗ trợ xây dựng báo cáo đánh giá tác động của phát triển bền vững. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học cộng nghệ, chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy sáng kiến thực tiễn.

Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam hiện nay chính là môi trường và việc đánh đổi tăng trưởng lấy hệ lụy môi trường. Theo bà Nguyễn Lệ Thúy, Phó Vụ trưởng Văn phòng phát triển bền vững (VPPTBV) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT). Trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc đánh đổi cần phải bỏ đi, thay vào đó phải ứng dụng khoa học công nghệ vào tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

Theo đại diện của UNDP, bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, Việt Nam cần nghiên cứu cho kịch bản tăng trưởng mới, lấy khoa học là động lực, công cụ cho phát triển. Tại Đức, Chính phủ lập các ủy ban chuyên đặt hàng nghiêm cứu công nghệ phục vụ cho DN nhỏ, ứng dụng nó miễn phí cho DN này. Tại Ấn Độ, họ khan hiếm năng lượng, không có chỗ đặt pin năng lượng mặt trời ở đâu vì diện tích đất dành cho các dự án đã hết. Họ đặt luôn tấm pin này ở gần ray đường sắt, đường cao tốc, Việt Nam rất khó có dự án hàng chục ha, nghìn ha, vậy chúng ta có nên học mô hình của nước bạn hay không?

Ông Phong chia sẻ: Hiện Việt Nam có khá nhiều khái niệm, định nghĩa về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững thậm chí cả khái niệm nền kinh tế carbon thấp......Tuy nhiên, còn có khoảng cách thực tiễn và chính sách. Các DN vẫn có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh theo kiểu chạy theo đánh quả nên khó có thể có nền kinh tế tăng trưởng bền vững ngay được.

"Năng suất lao động của Việt Nam quá thấp, vấn đề của Việt Nam là phải tạo ra công ăn việc làm nhưng không phải bằng mọi giá như trước đây nữa. Tạo công ăn việc làm phải tăng giá trị sức lao động, khai thác tài nguyên ít thôi", ông Nguyễn Tiên Phong nói.

Nói về vấn đề Formosa và quy hoạch ngành thép mới đây, đại diện UNDP và Bộ KH&ĐT cho rằng: Nếu tất cả các dự án công và tư của Việt Nam qua các thẩm định môi trường thật chặt chẽ, báo cáo tiền khả thi, có lợi hay có hại trước khi quyết định đầu tư, thì đảm bảo mọi dự án đều tốt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cạnh một ông lớn đang dư thừa thép như Trung Quốc, mình phải đặt vấn đề là có chấp nhận nhập khẩu thép hay làm thép để cạnh tranh hay không. Cạnh một đất nước đang cải tổ sản xuất, đào thải công nghệ, Việt Nam có chấp nhận nhập hàng giá rẻ, lại độc hại hay không. Tôi nghĩ ở đây, quan trọng là lựa chọn của chính Việt Nam.

Đại diện của UNDP cho hay: Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 với gia tăng công nghệ trong sản xuất sẽ khiến một số ngành của Việt Nam phải chịu mất lợi thế. "Xét về Việt Nam, chúng ta hoàn toàn áp dụng các tiến bộ khoa học này vào tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp thay vì cứ đánh đổi, khai thác tài nguyên. Chúng ta cần áp dụng cụ thể các mô hình mới, công nghệ mới để tăng giá trị chất xám cho sản phẩm, đó mới là cách thích ứng khôn ngoan", ông Phong nói.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP