|
“Nhiều giả thuyết cho rằng việc đọc quá nhiều tin từ những người dùng khác trên mạng xã hội có thể dẫn đến sự so sánh xã hội tiêu cực một cách hoàn toàn vô thức trong não bộ”, trưởng nhóm nghiên cứu Facebook là David Finsberg cho biết. “Và thậm chí nó còn xảy ra mạnh hơn so với những gì xảy ra khi tiếp xúc trong thực tế. Bởi con người thường có xu hướng ít nhiều thổi phồng sự việc mỗi khi đăng lên mạng xã hội.”
“Khi con người ta dành nhiều thời gian một cách bị động để tiếp cận thông tin trên Facebook - tức là đọc tin nhưng không tương tác trực tiếp với những người khác - họ có thể sẽ cảm thấy tệ hơn”, Facebook dẫn chứng một nghiên cứu được thực hiện bởi các sinh viên trường Đại học Michigan. “Tuy nhiên về tổng thể, những nghiên cứu của chúng tôi hướng đến mục tiêu làm thế nào để người dùng có thể sử dụng mạng xã hội và cảm thấy thoải mái, hài lòng nhất”
Facebook cũng cho biết những nỗ lực của công ty trong việc biến mạng xã hội trở thành “nơi tương tác nhiều hơn, và tốn ít thời gian sử dụng hơn.” Điều này bao gồm hoàn thiện hơn bộ lọc thông tin, giúp những nội dung có chất lượng thấp ít xuất hiện hơn, đồng thời cho phép người dùng lựa chọn những tin nào được phép xuất hiện trên News Feed của họ.
Động thái của Facebook trong việc xuất bản hẳn một bài viết nêu trên cho thấy sự nhận thức và cũng là xu hướng đang được các công ty công nghệ hàng đầu hướng đến khi xảy ra một vụ việc gây tranh cãi nào đó. Tức là thay vì trốn tránh hoặc tìm cách bưng bít, họ tìm cách để tiếp cận vấn đề một cách trực diện, giải thích và tìm ra hướng đi đúng.
Cá nhân Facebook, họ từng gặp phải những tranh cãi với nguyên nhân đến từ thông tin giả trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Từ đó tới nay, công ty vẫn luôn tìm cách khắc phục vấn đề và “làm sạch” thông tin. Xét trên mặt tích cực, có thể thấy rằng Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung đang ngày một có tác động lớn hơn tới đời sống, xã hội con người.
Tác giả: Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: Báo Dân trí