Nhược điểm của HLV Miura khi ông nắm các đội tuyển Việt Nam là ông thay đổi đội hình quá nhiều, sử dụng nhiều vị trí thi đấu không đúng sở trường, khiến đội tuyển mất đi tính ổn định. Tuy nhiên, xét công bằng, những việc mà vị HLV người Nhật làm được cho đội tuyển Việt Nam nhiều hơn những việc ông chưa làm được.
Ngoài chuyện thành tích, thì về mặt chuyên môn, HLV Miura cũng để lại không ít cho bóng đá Việt Nam. Đầu tiên là khâu thể lực. Thời HLV Miura, các đội tuyển quốc gia đủ sức đua sức với nhiều đội bóng bên ngoài khu vực Đông Nam Á, đấy có thể xem là điều hiếm.
Sau thời HLV Miura, các đội bóng Việt Nam có lẽ đã biết để đủ thể lực đá các trận đấu tầm cỡ quốc tế, đồng thời để giúp các cầu thủ có thể lực tốt, giới chuyên môn cần phải làm gì. Đáng tiếc là thế mạnh về thể lực dưới thời HLV Miura chưa thấy được duy trì tại AFF Cup 2016.
Ngoài chuyện thành tích, thì về mặt chuyên môn, HLV Miura cũng để lại không ít cho bóng đá Việt Nam. Đầu tiên là khâu thể lực. Thời HLV Miura, các đội tuyển quốc gia đủ sức đua sức với nhiều đội bóng bên ngoài khu vực Đông Nam Á, đấy có thể xem là điều hiếm.
Sau thời HLV Miura, các đội bóng Việt Nam có lẽ đã biết để đủ thể lực đá các trận đấu tầm cỡ quốc tế, đồng thời để giúp các cầu thủ có thể lực tốt, giới chuyên môn cần phải làm gì. Đáng tiếc là thế mạnh về thể lực dưới thời HLV Miura chưa thấy được duy trì tại AFF Cup 2016.
Văn Toàn là một trong những cầu thủ mà HLV Miura bồi dưỡng để thi đấu thành công ở vị trí mới (ảnh: Gia Hưng)
Về mặt lối chơi, đội tuyển Việt Nam của HLV Miura đúng là chơi không hoa mỹ, khiến nhiều người không thích, nhưng bảo đội bóng đấy thiếu đa dạng thì không hẳn.
Các đội tuyển của HLV Miura vẫn biết cách đá nhỏ, chơi tấn công rực lửa khi cần (trận hoà 2-2 với Indonesia, chiến thắng 3-1 trước Philippines tại AFF Cup 2014, chiến thắng 5-1 trước Indonesia tại SEA Games 2015), rồi xen lẫn với lối chơi tấn công là những đòn phản công tốc độ, kết hợp với những đường bóng dài nhiều tính bất ngờ.
Tại AFF Cup 2016, đội tuyển của HLV Nguyễn Hữu Thắng chơi không đa dạng như thế. Trước sau, đội tuyển Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á đang diễn ra chỉ đá theo đúng 1 kiểu, quá rập khuôn và hơi lắt nhắt, tạo điều kiện cho đối phương bắt bài rồi phong toả.
Trong các buổi tập, HLV Miura hồi đấy cũng rất nghiêm khắc, tạo sự tập trung cho đội bóng. Tập tốt, nên các đội bóng của HLV Miura khi thi đấu cũng phối hợp nhuần nhuyễn, khai thác tốt các tình huống cố định. Đây là điều mà đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng chưa làm được.
Thời HLV Miura, đội tuyển Việt Nam có thể chơi không hoa mỹ, nhưng hiệu quả lại khá cao (ảnh: Gia Hưng)
Ngoài ra, nhờ nền tảng thể lực tốt, cộng với sự tự tin trong thi đấu, mà các học trò của HLV Miura sút xa tốt hơn hẳn các học trò của HLV Nguyễn Hữu Thắng, tạo ra thêm đòn đánh cho đội tuyển Việt Nam.
Có một điểm chung giữa đội tuyển của HLV Miura với đội tuyển của HLV Nguyễn Hữu Thắng và cả đội U19 của HLV Hoàng Anh Tuấn nằm ở chỗ họ xem trọng lối chơi cơ bắp. Tuy nhiên, các lựa chọn cầu thủ và cách vận dụng lối chơi của các HLV Miura và Hoàng Anh Tuấn không giống với HLV Nguyễn Hữu Thắng.
HLV Miura lựa chọn nhân sự theo hướng một số vị trí dứt khoát phải đòi hỏi cầu thủ có thể hình, mạnh về thể lực, ví dụ như cặp trung vệ, tiền vệ trung tâm và trung phong. Đây là xu hướng thường thấy trong bóng đá thế giới ngày nay, bởi các vị trí vừa nêu va chạm rất nhiều, tranh bóng bổng rất nhiều (các trung phong hiện tại của Thái Lan là Teerasil Dangda và Chatthong đều cao trên 1m80).
HLV Hoàng Anh Tuấn cũng áp dụng điểm này tại giải U19 châu Á vừa rồi, riêng HLV Nguyễn Hữu Thắng chưa chú trọng đến thể hình và khả năng va chạm của các cầu thủ ở vị trí trung phong và tiền vệ trung tâm, nên thiệt thòi trước các đối thủ đá áp sát.
Đành rằng HLV Miura có những hạn chế, đành rằng một số người không thích quan điểm xây dựng đội tuyển của vị HLV người Nhật. Nhưng kỳ thực nếu xoá sạch, không kế thừa những gì mà HLV Miura để lại cho đội tuyển Việt Nam, cho bóng đá Việt Nam e rằng hơi phí.
Tác giả bài viết: Kim Điền
Nguồn tin: