Mấy năm trở lại đây ở các xã miền biển Kim Sơn (Ninh Bình) xuất hiện cách săn bắt cáy rất kỳ lạ, đó là bà con dùng các chai nhựa thải để chế các bẫy bắt cáy. Để làm được nghề này, bà con chỉ cần đi lượm các chai nhựa ở các bãi rác hay ven đường hoặc bỏ ra một số tiền nhỏ mua chai nhựa phế thải, sau đó về cắt miệng để có một ống dài hơn 20cm thế là đã có thể hành nghề kiếm tiền được.
Chỉ với các chai nhựa phế thải, người dân Kim Sơn có thể bắt cáy dễ dàng. |
Cáy tự nhiên sinh sống nhiều ở đồng, ruộng, ven đê… thường vào các buổi sáng hoặc chiều mát cáy mới ra ăn. Dựa vào đặc tính này, những thợ săn bắt cáy biết chọn thời điểm đi đặt bẫy để bắt được nhiều cáy nhất.
Theo tìm hiểu của phóng viên, giá cáy tại các xã của huyện Kim Sơn luôn dao động ở mức ổn định từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg. Nhờ cách bắt đơn giản này mà nhiều thợ săn cáy ở huyện miền biển Kim Sơn đã có thu nhập lên từ 3 - 5 triệu đồng/tháng, cá biệt có những hộ vào mùa cáy mỗi ngày có thể kiếm được từ 500.000 đồng đến trên dưới 1 triệu đồng.
Công việc săn, bắt cáy của bà con Kim Sơn diễn ra từ đầu hè cho đến hết mùa thu. |
Là một trong những tay săn cáy đầu tiên ở huyện Kim Sơn, bà Trần Thị Lan (64 tuổi) ở xóm 9, xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) ) vào mùa cáy, có ngày một mình bà có thể kiếm được cả triệu đồng nhờ bắt cáy bằng các chai nhựa giản đơn trên.
“Nếu như các cách bắt truyền thống khác phải đầu tư tiền triệu mới có thể hành nghề thì như cách bắt bằng chai nhựa này chẳng tốn bao nhiêu tiền mà vẫn có thu nhập cao” – bà Lan chia sẻ.
Các thợ săn cáy chỉ cần đặt các chai nhựa đã cắt miệng đặt ở các vệ bờ ruộng, ao là có thể bắt được cáy dễ dàng. |
“Hiện tại tôi đang có gần 1.000 cái bẫy bằng chai nhự, năm nay cáy cũng sẵn, đầu ra và giá bán ổn định nên mỗi ngày tôi cũng có thể kiếm được tiền triệu”- bà Lan tiết lộ.
Chia sẻ với phóng viên về nghề săn cáy, bà Nguyễn Thị Thanh (60 tuổi), ở xã Quang Thiện (Kim Sơn) cho hay: “Sau khi mua chai nhựa về chỉ cần cắt phần miệng đi, sau đó bỏ mồi vào trong rồi đặt nghiêng vào các vệ bờ, khi con cáy đi kiếm mồi bò rơi vào bẫy là không thể ra được”.
|
“Giờ cua người ta nuôi được, chứ còn con cáy thì chưa ai nuôi được rất sạch được nhiều người tin dùng hơn, chính vì thế nghề này cũng cho thu nhập khá, tốt” - bà Thanh nói.
Chiến lợi phẩm sau một tiếng đặt bẫy là các vở chai nhựa đựng đầy các con cáy. |
Theo bà Tân, một thương lái chuyên thu mua cua, cáy ở Kim Sơn tiết lộ: “Vào những ngày hè nóng bức như hiện nay các mặt hàng cua, cáy tiêu thụ rất mạnh. Đặc biệt là cáy, người tiêu dùng ở các thành phố mua ăn rất nhiều nên mặt hàng này nhiều khi không có đủ để cung cấp cho thị trường”.
Bà Lan khoe với phóng viên về chiến lợi phẩm thu được sau một thời gian ngắn đặt bẫy. |
Bà Lan cho biết, chỉ với các chai nhựa bỏ mồi cá thối, cám ràng, có ngày mình bà có thể kiếm được cả triệu đồng. |
Tác giả: Quân Phạm
Nguồn tin: Báo Dân việt