Cuộc sống

Điều cấm kị khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Với những bậc cha mẹ có con lần đầu cần lưu ý một số điều cấm kị khi chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh làm tổn thương đến sức khỏe của bé.

Hôn bé

Trong những tuần đầu đời của bé, tiếp xúc với vi khuẩn và vi trùng có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hôn có thể dẫn tới những căn bệnh không mong muốn bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn quá yếu để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Tránh đưa bé đến những nơi đông đúc - nơi có nguy cơ cao khiến bé nhiễm bệnh.

Hôn có thể dẫn tới những căn bệnh không mong muốn bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn quá yếu


Cho con uống quá nhiều nước lọc

Các mẹ thường có thói quen cho bé uống nước sau khi bú sữa, cho bé uống nhiều nước để đỡ khát. Việc làm này tưởng chừng là hợp lý nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nước có thể làm loãng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và làm cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa.

Không chỉ vậy, nếu bố mẹ cho trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước, trẻ có thể có nguy cơ bị thiếu hụt natri. Theo các chuyên gia, nếu trẻ bị thiếu hụt natri có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

Ủ ấm hoặc chườm đá khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần hết sức lưu ý, không nên hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng cách chườm nước lạnh


Các mẹ thường có thói quen quá lo lắng cho sức khỏe của trẻ nhỏ như tránh gió cho trẻ, cho trẻ mặc áo và quấn trong nhiều lớp tã lót.

Thực tế, nếu trong thời tiết bình thường, trẻ sơ sinh cũng chỉ cần mặc quần áo dài tay rộng rãi thoải mái để thấm mồ hôi và cơ thể được thoải mái. Nếu mặc quá ấm cho trẻ, mồ hôi không thể lưu thông, thấm ngược trở lại có thể gây viêm phổi cho bé.

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần hết sức lưu ý, không nên hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng cách chườm nước lạnh vì cách này chỉ giúp làm mát được vị trí chườm lạnh, gây co mạch khiến nhiệt khó thoát ra ngoài làm tình trạng sốt trở nên trầm trọng hơn.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, mẹ cần mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, đặt bé ở phòng thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước và uống thuốc hạ sốt, lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm (khoảng 35 – 36 độ C).

Theo dõi tình trạng sốt của trẻ, nếu sau 4 tiếng trẻ không hạ sốt hoặc có các dấu hiệu như nôn, trớ, khó chịu, co giật … phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Rung lắc ru ngủ, nằm rôi rung với dao động mạnh

Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh


Rung lắc trẻ khi nựng, khi ru ngủ, hay khi dỗ dành trẻ là thói quen xấu của không ít phụ huynh, do lầm tưởng làm vậy bé sẽ thích. Rung lắc trẻ càng mạnh tay có thể vô tình gây tổn hại cho não trẻ, thậm chí tử vong do giập não, phù, chảy máu trong não, dẫn đến tử vong.

Những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức.

Tác giả bài viết: Thúy Nga

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP