Di tích LSVH đền, chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám - một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo mang tính độc đáo.
Lễ rước được các tổ chức, đoàn thể cùng đông đảo quần chúng nhân dân và tăng ni, phật tử tham gia
Chùa được xây dựng vào thời Trần thuộc phái Trúc Lâm - một dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và được xem là Phật giáo chính thức của Đại Việt xưa.
Hàng năm, từ ngày 13-15/2 âm lịch, địa phương lại tổ chức lễ hội truyền thống, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của quê hương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.
Di tích LSVH đền, chùa Gám
Phần hội năm nay diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: Biểu diễn văn nghệ quần chúng; thi đánh trống tế; giải bóng chuyền nữ, bóng chuyền nam các đội mạnh; biểu diễn võ Nhất Nam, VIVONAM và thi đấu bóng bàn. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy; cờ thẻ; bịt mắt đập niêu đất và bắt heo...
Tiết mục văn nghệ tại buổi khai lễ
Ngoài ra, trụ trì chùa Chí Linh còn tổ chức chương trình thuyết giảng kinh phật, thắp hoa đăng; lễ quy y phật tử và lễ cầu an.
Chùa Gám là công trình kiến trúc cổ của phật giáo Việt Nam
Hàng ngàn du khách về với với lễ hội Đền - Chùa Gám
Mặc dù lượng du khách và tăng ni, phật tử tham dự rất đông, nhưng lễ hội đã để lại nhiều ấn tượng đẹp do công tác ANTT được đảm bảo; không có tình trạng xô đẩy chen lấn; mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình dưới mọi hình thức; bán hàng rong; hành khất ăn xin; môi trường sạch sẽ...
Giải bóng chuyền nam luôn được mọi lứa tuổi đến xem và cổ vũ
Thú vị với trò chơi dân gian bịt mắt bắt lợn
và đập niêu đất
Thi đấu vật lứa tuổi thiếu niên
Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội, nhà chùa đã huy động 300 tình nguyện viên tham gia phục vụ, tiếp đón và hướng dẫn du khách; chuẩn bị trên 10 ngàn suất cơm chay, nước uống và tổ chức giữ xe miễn phí cho du khách ở xa về tham gia lễ hội.
Tác giả bài viết: Thái Dương - Thái Hồng (Đài Yên Thành)
Nguồn tin: