Kinh tế

Dập dịch tai xanh: Cần giải pháp khẩn cấp

Theo quy luật thì dịch tai xanh ở lợn thường diễn ra vào thời điểm nắng nóng từ tháng 3,4 hoặc tháng 7,8. Thế nhưng, vào thời điểm thời tiết đã chuyển lạnh như hiện nay thì Nghệ An lại xuất xuất hiện dịch tại 3 xã của huyện Yên Thành. Và dịch bệnh hiện chưa có dấu hiệu dừng lại nếu như cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân chủ quan lơ là và không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn giống chưa được kiểm dịch

Thiệt hại gần 30 con lợn thịt chỉ còn hơn 1 tuần nữa là xuất chuồng do bị dịch tai xanh, anh Nguyễn Văn Hoạt - xóm Sơn Thành - xã Hùng Thành – huyện Yên Thành mới thấy thấm thía về sự rủi ro đối với nghề này. Sự chủ quan trong việc lấy con giống tại tỉnh khác chưa qua kiểm dịch, rồi lại tự ý điều trị tại nhà khi lợn có biểu hiện bị ốm khiến vợ chồng anh phải trả cái giá khá đắt: gần 120 triệu đồng của gia đình tiêu tan trong chốc lát.

1images1324925 C C H
Gia đình anh Hoạt tiến hành rắc vôi tiêu độc, khử trùng ngay khi đàn lợn bị heo tai xanh

Còn 2 ổ dịch tại xã Văn Thành và Bảo Thành thì được xác định là do chuồng trại chăn nuôi không được đầu tư đúng mức để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; môi trường chăn nuôi ô nhiễm nặng, mật độ nuôi lại cao làm giảm sức đề kháng cho đàn lợn. Thêm vào đó, đàn lợn ở đây lại chưa hề được tiêm phòng vắc xin tai xanh. Anh Nguyễn Tuấn Quế- - Chủ gia trại xóm Văn Yên - xã Văn Thành - huyện Yên Thành nói: Đổ vốn vào đây rất nhiều, lượng tiêu hủy lớn nên gia đình hoang mang về dịch tai xanh trong những lứa nuôi tiếp theo.


2images1325669 anh MTMVD2
Sau khi phát hiện ổ dịch tai xanh, xã Hùng Thành – huyện Yên Thành đã lập điểm chốt chặn

Khẩn cấp "hạ sốt" vùng có dịch.

Khi dịch xảy ra, những ngày qua, công tác dập dịch và phòng chống dịch bệnh lây lan cũng đã được huyện Yên Thành thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Chi cục Thú y tỉnh cũng đã cấp 10.000 liều vắc-xin tai xanh, 372 lít hóa chất để tiêm phòng bao vây ổ dịch và phun khử trùng tiêu độc vùng dịch. Ông Nguyễn Văn Dương – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thành cho biết: Huyện tập trung kiện toàn BCĐ phòng chống dịch gia súc, gia cầm ở các xã, chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch tai xanh ở lợn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn, bán thịt lợn không có dấu kiểm soát giết mổ.

3images1325670 anh MTMVD8
Vùng có dịch tại huyện Yên Thành nhanh chóng được phun hóa chất tiêu độc, khử trùng

Theo quy luật, dịch tai xanh thường xảy ra vào tháng 4, 5 hàng năm, nhưng năm nay dịch lại xảy ra vào thời điểm cuối tháng 10, đầu tháng 11 khi thời tiết đã bắt đầu chuyển lạnh. Điều đó cho thấy dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Vậy nhưng, tại vùng giáp ranh của ổ dịch dù chưa qua 21 ngày, người dân Diễn Thái – huyện Diễn Châu vẫn còn quá thờ ơ, chủ quan trong phòng tránh dịch bệnh, như hộ ông Đinh Viết Vuơng - xóm 5 - xã Diễn Thái - huyện Diễn Châu cũng có nghe tuyên truyền, nhưng cứ nghĩ Diễn Châu chưa xảy ra nên ũng chưa chuẩn bị biện pháp chi phòng trừ.

Thêm vào đó, hiện tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin nằm trong danh sách “bệnh đỏ” như Dịch tả, Tụ huyết trùng lợn ở các địa phương rất thấp, chỉ đạt khoảng 30% nên không tạo được miễn dịch chủ động trên đàn lợn. Ngay tại huyện Yên Thành, vùng đang có ổ dịch chưa qua 21 ngày, nguồn lực cho phòng dịch còn hạn chế, mới chỉ có 40% trong tổng số 1 triệu con lợn của huyện được tiêm phòng. Mặt khác, tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh trên đàn lợn khỏe mang trùng theo nghiên cứu của Cục Thú Y là khá cao với 11%, kết hợp thời tiết bất lợi như hiện nay sẽ làm giảm sức đề kháng ở đàn vật nuôi...

Ông Nguyễn Vương Ngọc – Phó Chủ tịch UBND UBND huyện Yên Thành mong muốn Chi cục thú y tỉnh hỗ trợ thêm nhân lực để huyện phòng dịch; cân đối vật tư theo yêu cầu để ngoài vùng dịch còn có cho vùng đệm.

4images1325671 anh MTMVD1
Các chủ hộ chăn nuôi chủ động vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn lợn

Nhiều hộ chăn nuôi còn chủ quan, lơ là với dịch.

Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có đến 80% là hình thức nông hộ nhỏ lẻ. Chính vì vậy, bà con vẫn chưa chú trọng đầu tư nâng cấp chuồng trại, thực hiện các giải pháp về an toàn sinh học; việc khử trùng tiêu độc còn hạn chế và chưa quan tâm nguồn gốc con giống. Điều đáng nói là khi lợn bị bệnh, người dân lại thường tự mua thuốc về điều trị trong khi cán bộ thú y cơ sở lại thiếu sự sâu sát và hỗ trợ kịp thời. Chính điều này cũng khiến cho dịch bệnh có thế bùng phát, lây lan bất cứ lúc nào.

5images1325672 anh MTMVD11
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người dân mua giống tại các vùng có dịch chưa qua kiểm dịch

Bà Nguyễn Thị Hiểu - Cán bộ Thú y xã Diễn Thái – huyện Diễn Châu nói: Trạm chúng tôi cũng đã chuẩn bị cơ số thuốc đầy đủ, nhưng người dân mông được hưởng chính sách trợ giá vì chăn nuôi thường gặp nhiều rủi ro.

Thời điểm này, bà con nông dân đang dồn sức chăn nuôi để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho Tết Nguyên đán 2017. Thị trường thực phẩm từ lợn sẽ trở nên khan hiếm hoặc mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu ngay từ bây giờ công tác kiếm soát, khống chế dịch bệnh không được thực hiện triệt để.

Tác giả bài viết: Thu Vinh – Phạm Gái

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP