Niềm đam mê là có thật và vô cùng mạnh mẽ, nhưng hầu hết niềm tin của mọi người khi tìm kiếm đam mê là hoàn toàn sai.
Sự thật 1: Đam mê đến từ thành công
Tất cả cảm xúc của chúng ta đều có lý do tốt đẹp để tồn tại. Chúng ta cảm thấy đói để đảm bảo không bị chết đói. Cảm giác no để không bị bội thực. Chúng ta cảm giác niềm đam mê để biết: tập trung nỗ lực vào những thứ mang lại cho mình nhiều kết quả nhất.
Khi bạn bắt đầu tham gia lớp khiêu vũ. Ban đầu bạn thấy thậy dễ dàng, bạn thấy mình tiếp thu nhanh hơn những học viên khác. Sự phấn khích đang có trong bạn chính là niềm đam mê. Sự đam mê đó khiến bạn đi học chăm chỉ hơn, chịu khó cải thiện kỹ năng và tận dụng các điểm mạnh của mình.
Kẻ thù của đam mê chính là sự thất vọng. Nếu cứ liên tục phải vật lộn với những khó khăn, chắc hẳn bạn chẳng bao giờ đam mê được. Bạn sẽ luôn né tránh nên chắc chắn chẳng bao giờ cải thiện được tình hình.
Nhiều người đang nghĩ ngược rằng đầu tiên cần khám phá niềm đam mê của mình trước, điều đó khiến bạn trở nên xuất sắc và thành công hơn. Nhưng sự thật là khi bạn làm tốt điều gì đó thì bạn mới biết niềm đam mê của mình là gì. Đam mê bắt đầu từ những thành công.
Sự thật 2: Tuổi thơ, nơi vùi lấp niềm đam mê
Theo lý thuyết thì thời thơ ấu là lúc bạn có thể thử tất cả mọi thứ, tìm kiếm năng khiếu và cả niềm đam mê.
Nhưng sự thật thì thực trạng hệ thống giáo dục đang “đè chết” niềm đam mê của bạn. Bạn luôn phải gồng mình học hàng tá môn học, tranh đua thứ hạng cao với hàng nghìn đứa trẻ khác. Việc lo lắng cải thiện bảng xếp hạng khiến rồi bạn chẳng biết mình đam mê điều gì.
Giả sử bạn đam mê nghệ thuật? Từ nhỏ thì niềm đam mê ấy có thể bị tổn thương bởi môi trường xã hội xung quanh. Cha mẹ sẽ nói với bạn: “Không thể sống bằng nghề vẽ đâu” hoặc “Anh con làm kỹ thuật kiếm được rất nhiều tiền, con cũng theo nghề đó đi?”... Và thế rồi, bạn cũng gạt niềm đam mê của mình sang một bên.
Rõ ràng là không phải hàng tỷ người trên thế giới đều xuất sắc các môn học tại trường? Điều gì xảy ra nếu kỹ năng thực sự của bạn nằm ở việc diễn thuyết, nhảy hay trở thành blogger trên Youtube? Tất cả những thứ đó không nằm trong giáo án của nhà trường. Do đó, dễ thấy vì mải mê để có bảng điểm mơ ước mà bạn lãng quên niềm đam mê của mình. Cũng vì thế, nhiều người luôn nghĩ rằng mình không có niềm đam mê.
Sự thật 3: Niềm đam mê là thứ có thể tạo ra
Trong thực tế, rất nhiều người thành công trên thế giới bỏ học từ rất sớm. Không phải vì họ ngốc nghếch mà bởi họ cảm thấy mình phù hợp với những lĩnh vực khác mà nền giáo dục hiện tại không đáp ứng được.
Họ chủ động tạo ra niềm đam mê của chính mình. Trong hàng triệu con người thì chỉ có số nhỏ trở lên nổi trội. Cạnh tranh trong môi trường mà “người người đến trường” không phải là cơ hội duy nhất của chúng ra.
Nếu bạn nhìn rộng hơn ra ngoài không gian đó, bạn sẽ thấy ít cạnh tranh và nhiều sự lựa chọn hơn. Dưới đây là một số cách để bạn tìm niềm đam mê cho chính mình.
#1: Tạo ra một thứ gì đó
Khi tạo ra thứ gì đó mới mẻ tức là bạn đang sáng tạo niềm đam mê cho bản thân mình. Bạn có thể thiết kế đồ handmade, viết truyện trinh thám hay tạo tài khoản mạng xã hội để chia sẻ kiến thức, kỹ năng mình có,..
Những điều mới mẻ thì hiếm khi bị “đụng hàng”. Sáng tạo những điều chưa từng có khiến bạn trở nên khác biệt.
Vì đam mê đến từ thành công nên nếu tài khoản mạng xã hội của bạn chỉ có 5 người theo dõi sau 1 năm thì chắc bạn chẳng thể nào vui vẻ yêu thích được. Nhưng nếu con số ấy lên đến 5 triệu, liệu bạn có suy nghĩ đến việc nghỉ làm để tập trung vào thứ mình yêu thích. Chính vì vậy, bạn phải đạt được kết quả, có được thành công để nuôi dưỡng niềm đam mê.
Bạn có thể nhìn thấy rõ trong cuộc sống, rất ít người dám chấp nhận thử thách, làm những điều mới và thành công. Bạn hoàn toàn có thể thành công như họ, chỉ cần bạn dám bước những bước đầu tiên.
Bạn dễ dàng nhận thấy mô hình này qua nhiều nhân vật trong lịch sử. Có một học sinh tên là Mark Zuckerberg, Mark không phải là người lập trình giỏi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, anh đã khởi đầu bằng việc xây dựng một trang web mới lạ bằng ý tưởng sơ khai của mình, điều mà ngay cả những lập trình viên giỏi hơn cũng không dám làm. Kết quả là một trong những kinh nghiệm nhỏ của anh lúc ấy đã trở thành mạng xã hội phổ biến hiện nay, Facebook.
# 2: Dẫn đầu một xu hướng mới
Một lĩnh vực càng kiên cố và lâu đời thì càng khiến chúng ta khó cạnh tranh. Hàng triệu người đã đi con đường đó trước bạn. Nếu bản thân bạn không có gì vượt trội thì rồi niềm đam mê của bạn trong lĩnh vực đó cũng nhanh tụt về số 0.
Tuy vậy, cơ hội có ở khắp mọi nơi, những cơ hội dù bình thường và nhỏ nhất cũng có thể mang lại kết quả to lớn nếu biết nắm bắt và tận dụng.
Quay thử lại thời điểm năm 2005 khi bạn bắt đầu làm video trên Youtube. Cứ tiếp tục làm theo những gì con tim mách bảo. Khi mọi người nhận ra giá trị của Youtube thì bạn đã đang thực sự đam mê và trở thành bậc thầy với công cụ mới mẻ và đáng giá này.
Đây cũng không phải là việc quá to tát. Có rất nhiều những Youtuber thành công, hầu hết họ giống nhau ở điểm: đi trước người khác. Trường hợp này cũng tương tự blogger đầu tiên, rapper đầu tiên hay những nhà thiết kế game đầu tiên.
Nếu có thể tìm thấy thứ gì đó mới mẻ và có tiềm năng phát triển, hãy nỗ lực để thành thạo chúng. Con đường thành công đến với bạn không còn quá chông gai, ít sự cạnh tranh vì bạn là người xuất phát trước. Đó cũng chính là khi niềm đam mê được khơi nguồn.
#3: Kết hợp thế mạnh
Một hạn chế của giáo dục là hạn chế kỹ năng của bạn. Thông thường giáo dục chỉ giúp bạn tìm kiếm thứ bạn giỏi nhất và phát triển nó.
Ví dụ một sinh viên kinh tế với khả năng trung bình. Nếu cậu ta biết kết hợp kỷ năng lập trình và kỹ năng bán hàng của mình, chắc chắn cậu sẽ là chủ của những ai chỉ biết sử dụng các kỹ năng riêng lẻ.
Hầu hết những người thành công không bao giờ chỉ nhờ một kỹ năng duy nhất. Họ kết hợp chúng với nhau khiến mọi việc trở nên độc đáo và khác biệt. Steve Jobs không phải là kỹ sư giỏi nhất, nhân viên bán hàng tốt nhất hay nhà thiết kế, doanh nhận xuất sắc nhất thế giới. Nhưng ông lại có đủ kỹ năng cần thiết ở mỗi lĩnh vực, kết hợp với nhau để tạo ra những kết quả vĩ đại.
Hãy luôn nhớ, kết hợp các kỹ năng để tạo ra những điều có giá trị hơn
Tại sao niềm đam mê lại quan trọng
Đam mê sẽ khiến bạn dễ thuyết phục mọi người đi theo bạn, tin tưởng bạn. Nhưng quan trọng hơn, niềm đam mê sẽ tuyết phục chính bản thân bạn. Đam mê là cảm xúc đặc biệt khiến bạn làm việc hăng say bởi bạn đang tin rằng mình có thể thay đổi thế giới
Nếu chưa tìm thấy niềm đam mê, hãy tạo ra những điều mới, dẫn đầu xu hướng và kết hợp những thế mạnh sẵn có. Và cuối cùng là đừng bao giờ thôi tìm kiếm.
Tác giả bài viết: Khánh Lâm
Nguồn tin: