"Phía Mỹ thường xuyên đổi ý giờ chót và phá vỡ các thỏa thuận dự kiến vốn đã nhận được sự đồng ý của hai bên. Trong khi chúng tôi vẫn cam kết thực hiện bất cứ những gì chúng tôi đã đồng ý, phía Mỹ thường xuyên đổi ý" – ông Tiankai chia sẻ, đồng thời khẳng định Bắc Kinh vẫn để mở cánh cửa đàm phán thương mại với Washington.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Cui Tiankai. Ảnh: Reuters |
Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) hôm 21-5 khẳng định họ là nạn nhân của chính quyền Mỹ bắt nạt, đồng thời cho biết họ đang làm việc với Google để đối phó với lệnh giới hạn thương mại của Washington.
Washington tuần trước tuyên bố áp đặt lệnh giới hạn thương mại vì Huawei tham gia vào các hoạt động đe dọa lợi ích và an ninh quốc gia Mỹ. Hôm 20-5, Washington thông báo tạm hoãn một số rào cản thương mại nhằm giảm thiểu tác động từ sự gián đoạn trong khâu cung cấp dịch vụ cho khách hàng của Huawei. Tuy nhiên, Huawei bác động thái này, nói rằng họ đã chuẩn bị để đối phó với hành động của Mỹ từ trước.
Trước đó, theo Reuters, Google đã ngưng hoạt động kinh doanh với Huawei, bao gồm chuyển giao phần mềm, phần cứng và dịch vụ kỹ thuật vì lệnh giới hạn thương mại của Mỹ.
Hôm 21-5, đại diện của Huawei ở khối Liên minh châu Âu (EU), ông Abraham Liu, khẳng định Huawei thông cảm và không trách Google vì động thái nêu trên.
Ông Abraham Liu. Ảnh: Reuters |
"Google không hề mong muốn ngăn chặn chúng tôi. Chúng tôi đang làm việc sát sao với họ để tìm ra biện pháp giúp Huawei đối phó với tình hình và tác động của lệnh giới hạn thương mại" – ông Liu chia sẻ với Reuters. Google vẫn chưa bình luận về tuyên bố này.
Cũng theo ông Liu, Huawei là nạn nhân của chính quyền Mỹ bắt nạt. "Đây không đơn thuần là một cuộc tấn công nhằm vào Huawei. Đây là một cuộc tấn công đe dọa tự do và trật tự được thiết lập dựa trên quy tắc" – ông Liu nói thêm.
Tác giả: Cao Lực
Nguồn tin: Báo Người lao động