Ảnh minh họa: Internet |
Thời điểm tuyệt đối không được uống cà phê
Không nên uống cà phê vào sáng sớm
Dừng nghĩ rằng vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.
Lý giải một cách khoa học thì là, khi bạn vừa thức dậy, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao (đây là loại hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi). Nếu bạn bổ sung caffein ngay lúc này sẽ làm tăng mức cortisol khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Vì thế hãy chắc chắn không tìm đến cà phê một cách vội vàng mỗi sáng. Thay vào đó, bạn thử tập ngủ sớm vào tối hôm trước đi. Thói quen khoa học đó sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi sáng hơn đấy.
Tránh xa cà phê sau 3h chiều
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kích thích lên thần kinh của cà phê có thể kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi thế, nếu bạn muốn ngủ lúc 9h tối thì đừng dại uống cà phê sau 3 chiều.
Tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê từ sau 2h chiều. Nếu cảm thấy tinh thần không được tốt và uể oải, hãy thử uống trà xem sao. Trà xanh cũng có một phần caffein (1/3) nên có thể giúp bạn khắc phục được cơn buồn ngủ cũng như sự chán nản, uể oải của buổi chiều đấy.
Đừng bao giờ uống cà phê vào buổi tối. Điều đó có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra. Ảnh minh họa: Internet
Thời gian của bữa cơm tối
Không bao giờ uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều đó có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn nên duy trì một khoảng cách giữa giờ ăn và lượng cà phê, nhất là đối với cà phê chứa đường và sữa. Đừng quên điều này nếu bạn là người bị thiếu máu.
Buổi tối
Đừng bao giờ uống cà phê vào buổi tối. Điều đó có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra.
Uống cà phê quá nhiều
Bạn có thể uống cà phê bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ? Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày!
Những món không nên kết hợp cùng cà phê
Kem không được làm từ sữa
Đây có thể là món tồi tệ nhất khi dùng chung với cà phê. Những thành phần hàng đầu của các loại kem này thường là sirô ngô cứng và dầu thực vật được hydro hóa một phần, chúng bắt chước kem nhưng bở hơn.
Sirô ngô cơ bản cũng tương tự như đường chứa calo rỗng, dầu thực vật hydro hóa là chất béo chuyển đổi nhân tạo – chúng khiến động mạch bị tắc, tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường.
Nếu bạn dùng kem không làm từ sữa hàng ngày vì không thể uống sữa, nên dùng một loại kem tương tự như kem sữa dừa có thành phần là sữa dừa tự nhiên.
Bạn có thể uống cà phê bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ? Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày! Ảnh minh họa: Internet |
Mùi vị bổ sung
Chúng thường được cho thêm vào cà phê để bổ sung mùi vị và làm bắt mắt hơn, ví dụ như những loại vani, hạt dẻ, caramen, bột bí ngô... Những thứ này chứa nhiều đường, màu nhân tạo.
Mỗi 30gram sirô hương liệu bổ sung chứa khoảng 19g đường, làm tăng nguy cơ đường huyết. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như vani, bạc hà, chiết xuất từ hạt, đậu không chứa đường.
Các chất làm ngọt
Các loại chất làm ngọt không lập tức làm tăng giảm đường trong máu như đường, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo này làm rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng cảm giác đói và tăng nguy cơ tiểu đường.
Chúng cũng có thể làm rối loạn vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng cơ thể.
Đường
Chút ít đường không làm tổn hại bạn, nhưng nếu bạn uống vài ly cà phê mỗi ngày, những calo rỗng ấy sẽ tích tụ rất nhanh. 2 muỗng đường tương ứng với 48g, nhiều hơn đường trong 1 lon coca.
Tác giả: Quảng An
Nguồn tin: Báo Thương hiệu & Công luận