Lãnh đạo Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ TP HCM thông tin về 2 vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm thời gian qua |
Theo Sở Nội vụ, tính đến cuối tháng 5/2018, thành phố đã cử 616 người đi học theo Đề án Phát triển nhân lực chất lượng cao (Đề án 922), cụ thể 128 học viên đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú; 368 học viên bậc đại học; 89 học viên đào tạo cả đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo Đề án
Những trường hợp này, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ nêu cụ thể, gồm: 15 trường hợp để đoàn tụ gia đình hoặc giải quyết công việc gia đình; 6 trường hợp lý do cá nhân (để theo học bậc cao hơn); 3 trường hợp vì lý do sức khỏe; 16 trường hợp muốn thay đổi công việc. Đối với 47 học viên bị buộc ra khỏi Đề án trong đó có 23 trường hợp không đạt kết quả theo yêu cầu đề án; 19 trường hợp vi phạm quy định của Đề án; 5 trường hợp bị cơ quan sử dụng lao động sa thải hoặc buộc thôi việc.
Ông Đồng cho rằng, việc dư luận thời gian qua dùng từ “nhân tài” chưa chuẩn xác. Bởi đây hoàn toàn là chính sách thu hút nhân lực có ràng buộc và ai cũng được quyền tham gia khi đủ điều kiện.
Tiếp lời ông Đồng, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó giám đốc Sở Nội Vụ Đà Nẵng thông tin thêm, sự chuyển dịch lao động từ nhà nước ra ngoài tư nhân hoặc ngược lại đều rất bình thường; không chỉ trong đề án và Đà Nẵng còn được đánh giá, có sự chuyển dịch rất ít so với các địa phương khác. Tuy nhiên, những học viên có tiềm năng mà đi ra khỏi đề án, Đà Nẵng cũng rất tiếc bởi thành phố đang cần sự góp tay chung sức của những người có năng lực.
Ông Tiến nhìn nhận, đa phần trong đơn đều nói lý do gia đình. Tuy nhiên, lý do thực tế là kinh tế. “Vấn đề là việc sử dụng, bố trí lao động như thế nào. Tạo điều kiện để các bạn cống hiến và điều thứ 3 phải lựa chọn những bạn có tố chất để phát triển thành cán bộ quản lý hoặc chuyên gia. Tuy nhiên, Đà Nẵng không thể làm theo cách riêng, có chính sách ưu đãi đặc biệt riêng, nên mới nảy sinh bất cập”, ông Tiến thừa nhận.
Ông Tiến đơn cử, trước đây, diện thu hút nhân lực khi về làm việc, được thành phố hỗ trợ cán bộ 1 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, sau đó phải dừng lại vì trái quy định hiện hành của nhà nước.
Để không có tình trạng “chảy máu chất xám”, theo ông Tiến, Đà Nẵng cũng đang đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ thay thế; Sở nội vụ cũng đã khảo sát, nắm tâm tư học viên và trong thời gian gần nhất, Chủ tịch TP. Huỳnh Đức Thơ sẽ gặp gỡ, đối thoại để nghe tâm tư nguyện vọng của học viên nhằm tìm hướng đi khả thi nhất.
Cũng tại buổi họp, Sở Giáo dục Đào tạo TP. Đà Nẵng có thông tin liên quan đến vụ bạo hành trẻ tại nhóm trẻ Mẹ Mười, địa chỉ đường Thái Thị Bôi (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng), do bà Đinh Thị Hồng (SN 1972, ngụ địa chỉ trên) làm chủ.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay Công an quận Thanh Khê đang quản thúc bà Hồng tại nhà riêng của bà. Ông cho biết thêm, trưởng Công an quận Thanh Khê đã ký Quyết định khởi tố vụ án “Hành hạ trẻ em” xảy ra tại nhóm trẻ Mẹ Mười.
Ngoài ra, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ TP vào cuộc, tăng cường giám sát thông tin để từ đó, cơ quan chức năng có những cảnh báo sớm và hạn chế được tình trạng bạo hành trẻ nhỏ.
Quận Thanh Khê đã tổ chức họp với gần 200 cơ sở mầm non, nhóm trẻ trên địa bàn để quán triệt việc chăm sóc trẻ. UBND quận cũng yêu cầu lắp camera tại những cơ sở này để phụ huynh có thể quan sát mọi diễn biến tại lớp học. Thời gian hoàn thành dự kiến trong khoảng 1 tháng.
Tác giả: Vũ Vân Anh
Nguồn tin: Báo Pháp luật Việt Nam