Triển lãm nghệ thuật thị giác "Trúc chỉ - Lời của sông" đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và kéo dài đến hết 14/10 |
Các tác phẩm tham gia triển lãm được thực hiện bởi 10 nghệ sĩ chuyên nghệ thuật trúc chỉ -nghệ thuật mới với chất liệu giấy chế tác từ tre, và xuất phát từ ý tưởng sáng tạo với chất liệu mới của các nghệ sĩ ở Huế.
Với nguồn chất liệu chế tác phong phú hơn, triển lãm “Trúc chỉ - Lời của sông” trưng bày các tác phẩm nghệ thuật giấy thủ công làm từ các nguyên liệu địa phương: tre trúc, rơm rạ, mía, chuối... Các nghệ sĩ đã kết hợp các chất liệu này với kỹ thuật đồ họa và sự sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật với kỳ vọng mở ra một hướng mới trong sáng tác đồ họa nói riêng, nghệ thuật thị giác nói chung và hướng đến các loại hình nghệ thuật ứng dụng.
Triển lãm thu hút nhiều người ghé xem |
|
Hệ thống trúc chỉ dài hơn 120 mét gợi liên tưởng đến một dòng sông mềm mại uốn quanh trong không gian triển lãm |
Các trụ trúc chỉ mang hình ảnh biểu tượng Linga - Yoni trong văn hóa Chăm |
Kỹ thuật đồ họa sáng tạo thể hiện rõ nét trên các tác phẩm |
Người xem thú vị và ấn tượng với các tác phẩm nghệ thuật mới lạ lần đầu được trưng bày quy mô ở Đà Nẵng |
Trong không gian triển lãm, nhiều người đến xem cùng chia sẻ ấn tượng với các tác phẩm đặc sắc như hệ thống trúc chỉ dài hơn 120 mét, các mô hình trụ đứng trúc chỉ, các tác phẩm trúc chỉ treo tường kết hợp hiệu ứng ánh sáng... Qua đó, thể hiện những hình ảnh thân thuộc với đời sống sinh hoạt, văn hóa vùng miền từ dòng sông, chiếc áo tơi gắn liền với những ruộng đồng ở các làng quê, đến các biểu tượng của văn hóa Chăm như Linga, Yoni...
Trong suốt thời gian diễn ra triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng kéo dài đến hết ngày 14/10, người xem có thể tham dự giao lưu, chuyện trò xoay quanh chủ đề nghệ thuật trúc chỉ với các nghệ sĩ như PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương (Đại học Mỹ thuật Việt Nam), họa sĩ Phan Hải Bằng, và thử trải nghiệm thực tế sáng tạo với trúc chỉ.
Tác giả: Khánh Hiền
Nguồn tin: Báo Dân trí