Xe

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe máy ở bên trái?

Dùng xe máy mỗi ngày nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống xe ở phía bên trái chưa?

Xe máy là phương tiện giao thông ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy đây là một phương tiện hết sức quen thuộc với chúng ta nhưng chắc chắn có những điều về xe máy mà bạn vẫn chưa biết hết được, điển hình như chiếc chống xe. Một chiếc xe máy đều có hai chiếc chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao chân chống nghiêng của xe máy lại ở bên trái chưa?

Chân chống được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Ban đầu, chân chống được thiết kế bên dưới tay lái, ở phía bên trái. Có hai câu trả lời khi nói đến vấn đề chân chống ở phía bên trái: về thói quen và về kỹ thuật.

Chân chống xe đầu tiên được thiết kế ở ngay dưới tay lái (Ảnh: Internet)

Về văn hóa, theo nhiều tài liệu, chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người. Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ. Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe. Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe. Nếu không tin, bạn có thể làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.

Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe. Tuy nhiên, ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi.

Chân chống nghiêng xe máy luôn được thiết kế ở bên trái xe (Ảnh: Internet)


Ngoài ra, chân chống xe ở bên trái còn liên quan đến yếu tố kỹ thuật bởi khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có thắng sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận thắng và chống hoạt động độc lập. Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, bạn sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số. Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.

Tác giả bài viết: Newben

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP