Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam - Công ty cổ phần là 40.000 tỷ đồng. Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần là 4 tỷ cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó 3 tỷ cổ phần Nhà nước, chiếm 75% vốn điều lệ.
Chính phủ đang lên kế hoạch IPO cho tập đoàn cao sư Việt Nam, theo đó sẽ chọn nhà đầu tư chiến lược trong nước |
Hơn 475 triệu cổ phần sẽ được bán đấu giá công khai, chiếm gần 1 2% vốn điều lệ, 475 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 12% vốn điều lệ, khoảng 49 triệu cổ phần bán ưu đãi cho người lao động và hơn 830.000 cổ phần bán cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp...
Theo phương án được Phó Thủ tướng phê duyệt, giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là 13.000 đồng/1 cổ phần. Cơ quan đại diện chủ sở hữu toàn bộ phần vốn nhà nước tại Tập đoàn là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tiêu chí, quyết định và chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong nước sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), không bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Theo yêu cầu của Chính phủ, phương án cổ phần hoá phải bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Trong đó bảo đảm điều kiện không chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 5 năm và quy định rõ quyền ưu tiên của nhà nước được mua cổ phần nếu nhà đầu tư chiến lược bán cổ phần sau 5 năm cổ phần hóa.
Về đất đai, VRG thực hiện xử lý đất đai, thuê đất của Nhà nước, trả tiền thuê đất hàng năm, thực hiện việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai và pháp luật có liên quan; giải quyết các tồn tại về nhà, đất (nếu có) trước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Về lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp hiện hơn 43.600 người, nếu chuyển sang cổ phần là 42.750 người, dôi dư ra khoảng hơn 800 người.
Tác giả: Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: Báo Dân trí