1. Chả lá
Hồi tháng 7, một khách hàng ở quận 3 TP HCM bức xúc cho biết trong chuyến du lịch vào cuối tuần ở Vũng Tàu, gia đình chị có ghé quán bánh khọt khá nổi tiếng nơi đây. Trong lúc chờ đợi, một người đàn ông ở trong quán đi ra cắt khoanh chả và mời dùng thử. Khi ăn, chị thấy vị đậm đà nên mua thêm một đòn chả nặng 200g với giá 70.000 đồng. Như vậy, nếu tính ra, một kg chả có giá 350.000 đồng. Đây là mức giá khá cao so với sản phẩm loại ngon chị mua ở TP HCM là 200.000-250.000 đồng một kg. Nhưng khi về đến nhà, gia đình cắt ra dùng thì thấy bên trong hơn một nửa là lá, số chả thực đem cân không nổi 100gram.
Vì quá bức xúc nên chị có tìm hiểu thì biết người đàn ông bán chả không phải là nhân viên của quán. Tuy nhiên, người này hay thường trực ở đó để bán hàng và được sự cho phép của chủ quán. Vì ở xa lại trót mua nên chị đành ngậm ngùi chịu bị lừa. Trước đó cũng đã có nhiều khách du lịch cũng bị lừa như vậy tuy nhiên đa phần người bán hàng bán dạo nên rất khó tìm thấy để phán ánh.
2. Nem lá
Không chỉ có chả lụa gói toàn lá mà mới đây một khách du lịch tới Hà Nội cũng bị người bán hàng lừa khi mua cây nem chua gắn mác Thanh Hóa của người bán rong.
Cứ ngỡ được ăn đặc sản nhưng khi mang về vị khách cắt ra thì bên trong chỉ có một xíu nem, phần còn lại tới vài chục lớp lá. Mặc dù khá bức xúc nhưng vì mua phải gánh hàng rong nên vị khách không thể phản hồi và đành coi đó là một bài học cho những lần du lịch sau này.
3. Cua “dây” Cà Mau
Dọc các con đương ở TP HCM như Kha Vạn Cân, Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), Nguyễn Văn Linh (quận 7)… cua gắn mác Cà Mau được bán la liệt với giá rẻ chỉ 20.000 -30.000 đồng một con, có nơi bán chỉ 120.000 đồng một kg.
Anh Hòa, ở quận Phú Nhuận cho biết, có lần đi ngang đường thấy cua rẻ ghé vô mua thì thấy mình cua buộc dây chằng chịt. Khi hỏi người bán thì họ cho hay, thực ra dây rất nhẹ vì toàn bằng nylon. Vì tin tưởng nên anh mua 1kg được 2 con khi về đến nhà gỡ dây ra thì mỗi con chỉ được khoảng hơn 2 lạng.
“Không những họ buộc dây vải thấm nước bên trong mà khi bán họ còn cân thiếu. Ngoài ra, khi luộc cua lên toàn nước, thịt óp. Như vậy, tôi đã mất 120.000 đồng với 2 con cua óp nặng chỉ nửa kg”, anh Hòa nói.
Không chỉ những hàng quán lề đường bán hàng dởm mà ngay cả những cơ sở kinh doanh cua gắn mác Cà Mau cũng thường xuyên dùng chiêu buộc dây nhúng nước để tăng trọng lượng cua.
4. Mua trứng lộn bán trứng ung
Chị Hạnh, ở quận 5 cho biết, đầu tháng 11 năm nay khi đi làm về chị ghé chợ An Bình (quận 5) mua trứng lộn. Tuy nhiên, vì vội nên chị mua ở 10 trái trứng lộn của người bán hàng rong bên ngoài chợ. Chị này đề biển bán trứng lộn quê với giá 6.000 đồng một trái va cam kết hàng ngon.
“Thấy chị ấy cũng chân quê nên mình tin tưởng và nhờ chọn giùm trứng. Thế nhưng, khi đem về luộc thì toàn bộ là trứng ung. Tôi quyết định gói lại và sáng sẽ đem ra chợ tìm chị ấy phản hồi nhưng không tìm thấy chị ấy đâu”, chị Hạnh nói và cho biết thêm, lần sau muốn mua gì cũng cần cẩn trọng tự chọn lựa hoặc mua những nơi có uy tín để khi gặp sự cố còn có nơi để phản hồi.
Hồi tháng 7, một khách hàng ở quận 3 TP HCM bức xúc cho biết trong chuyến du lịch vào cuối tuần ở Vũng Tàu, gia đình chị có ghé quán bánh khọt khá nổi tiếng nơi đây. Trong lúc chờ đợi, một người đàn ông ở trong quán đi ra cắt khoanh chả và mời dùng thử. Khi ăn, chị thấy vị đậm đà nên mua thêm một đòn chả nặng 200g với giá 70.000 đồng. Như vậy, nếu tính ra, một kg chả có giá 350.000 đồng. Đây là mức giá khá cao so với sản phẩm loại ngon chị mua ở TP HCM là 200.000-250.000 đồng một kg. Nhưng khi về đến nhà, gia đình cắt ra dùng thì thấy bên trong hơn một nửa là lá, số chả thực đem cân không nổi 100gram.
Vì quá bức xúc nên chị có tìm hiểu thì biết người đàn ông bán chả không phải là nhân viên của quán. Tuy nhiên, người này hay thường trực ở đó để bán hàng và được sự cho phép của chủ quán. Vì ở xa lại trót mua nên chị đành ngậm ngùi chịu bị lừa. Trước đó cũng đã có nhiều khách du lịch cũng bị lừa như vậy tuy nhiên đa phần người bán hàng bán dạo nên rất khó tìm thấy để phán ánh.
2. Nem lá
Không chỉ có chả lụa gói toàn lá mà mới đây một khách du lịch tới Hà Nội cũng bị người bán hàng lừa khi mua cây nem chua gắn mác Thanh Hóa của người bán rong.
Cứ ngỡ được ăn đặc sản nhưng khi mang về vị khách cắt ra thì bên trong chỉ có một xíu nem, phần còn lại tới vài chục lớp lá. Mặc dù khá bức xúc nhưng vì mua phải gánh hàng rong nên vị khách không thể phản hồi và đành coi đó là một bài học cho những lần du lịch sau này.
3. Cua “dây” Cà Mau
Dọc các con đương ở TP HCM như Kha Vạn Cân, Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), Nguyễn Văn Linh (quận 7)… cua gắn mác Cà Mau được bán la liệt với giá rẻ chỉ 20.000 -30.000 đồng một con, có nơi bán chỉ 120.000 đồng một kg.
Anh Hòa, ở quận Phú Nhuận cho biết, có lần đi ngang đường thấy cua rẻ ghé vô mua thì thấy mình cua buộc dây chằng chịt. Khi hỏi người bán thì họ cho hay, thực ra dây rất nhẹ vì toàn bằng nylon. Vì tin tưởng nên anh mua 1kg được 2 con khi về đến nhà gỡ dây ra thì mỗi con chỉ được khoảng hơn 2 lạng.
“Không những họ buộc dây vải thấm nước bên trong mà khi bán họ còn cân thiếu. Ngoài ra, khi luộc cua lên toàn nước, thịt óp. Như vậy, tôi đã mất 120.000 đồng với 2 con cua óp nặng chỉ nửa kg”, anh Hòa nói.
Không chỉ những hàng quán lề đường bán hàng dởm mà ngay cả những cơ sở kinh doanh cua gắn mác Cà Mau cũng thường xuyên dùng chiêu buộc dây nhúng nước để tăng trọng lượng cua.
4. Mua trứng lộn bán trứng ung
Chị Hạnh, ở quận 5 cho biết, đầu tháng 11 năm nay khi đi làm về chị ghé chợ An Bình (quận 5) mua trứng lộn. Tuy nhiên, vì vội nên chị mua ở 10 trái trứng lộn của người bán hàng rong bên ngoài chợ. Chị này đề biển bán trứng lộn quê với giá 6.000 đồng một trái va cam kết hàng ngon.
“Thấy chị ấy cũng chân quê nên mình tin tưởng và nhờ chọn giùm trứng. Thế nhưng, khi đem về luộc thì toàn bộ là trứng ung. Tôi quyết định gói lại và sáng sẽ đem ra chợ tìm chị ấy phản hồi nhưng không tìm thấy chị ấy đâu”, chị Hạnh nói và cho biết thêm, lần sau muốn mua gì cũng cần cẩn trọng tự chọn lựa hoặc mua những nơi có uy tín để khi gặp sự cố còn có nơi để phản hồi.
Tác giả bài viết: Hồng Châu
Nguồn tin: